Đại biểu Quốc hội băn khoăn với yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ SGK

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Theo một số đại biểu Quốc hội, việc yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa là không cần thiết, gây lãng phí và không phù hợp.

Ảnh minh họa/internet.
Ảnh minh họa/internet.

Tránh gây xáo trộn không cần thiết

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hồ Thị Minh (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) đặt vấn đề, nếu tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa mới thì đến khi nào “guồng quay đổi mới” có thể đi vào ổn định?

Hiện các bộ sách được phát hành đã tương đối ổn định tại các địa phương, trường học nên cứ thế phát huy, tránh gây nên những xáo trộn không cần thiết.

Đại biểu đoàn Quảng Trị băn khoăn, nếu các địa phương cùng chọn duy nhất bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn, vô hình trung chủ trương xã hội hóa sẽ bị ảnh hưởng.

Ai dám cam đoan, bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn chắc chắn sẽ chất lượng hơn các bộ sách hiện hành. Do đó, việc biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa vào thời điểm này là chưa cần thiết; thậm chí còn tốn kém, lãng phí nguồn lực.

Đại biểu Hồ Thị Minh.

Đại biểu Hồ Thị Minh.

Cho rằng, việc biên soạn mới một bộ sách giáo khoa sẽ tốn kém về kinh phí và thời gian; đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, cần đánh giá kết quả thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Theo đại biểu, không cần thiết có thêm một bộ sách nữa. Cần phát huy những bộ sách hiện hành, quan trọng là chú trọng khâu thẩm định, lựa chọn. Việc giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa mới là không nên.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu.

Chủ trương xã hội hóa có thể bị ảnh hưởng

Trước đó, phát biểu ý kiến tại phiên họp tổ ngày 24/10, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy – đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng nêu ý kiến, Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội nêu rõ, thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Thực hiện nghị quyết của Quốc hội, ngay năm đầu tiên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đã có 3 nhà xuất bản và nhiều công ty sách tổ chức biên soạn, xuất bản, phát hành đầy đủ sách giáo khoa của tất cả môn học.

Đến nay, đã triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đến những lớp cuối cùng của cả ba cấp học và chưa xảy ra tình trạng thiếu sách. Số tiền mà các doanh nghiệp bỏ vào để làm sách giáo khoa hơn 1.200 tỉ đồng.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt vấn đề, có cần thiết bỏ ra trên dưới 400 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để làm thêm một bộ sách giáo khoa nữa hay không? Việc ra đời một bộ sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT liệu có dẫn đến tình trạng trở lại độc quyền, xóa bỏ xã hội hóa không? Đó là điều mà chúng ta cần cân nhắc.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy.

Cũng theo đại biểu đoàn TP Đà Nẵng, qua xem xét báo cáo của Bộ GD&ĐT, Quốc hội đã ban hành nghị quyết 122/2020 quy định, khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó.

Luật Giáo dục năm 2019 cũng quy định, thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa; không quy định Bộ GD&ĐT có nhiệm vụ tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ nữa. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ các bộ.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, nếu Quốc hội lại yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa, thì điều đó vừa gây lãng phí, vừa không phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Vào thời điểm này, việc quyết định giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là sự thay đổi chính sách giữa chừng rất lớn. Nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên và người dân không đồng tình với sự thay đổi này.

Vì vậy, đại biểu đoàn TP Đà Nẵng đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện đánh giá tác động của việc Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa trước khi quyết định.

Cái mới luôn khó và ý kiến trái chiều, điều đó không tránh khỏi. Do vậy, nên chăng để thực hiện hết 1 chu kỳ (sau năm học 2024-2025) rồi tổng kết, đánh giá việc thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông; khi đó điều chỉnh sẽ phù hợp và thuyết phục hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sóng nước biển Đông. Ảnh: Bình Thanh

Gửi tới Trường Sa

GD&TĐ - Trong những ngày đầu tháng Tư, mẹ bắt đầu chuyến công tác xa nhà dài ngày, nửa tháng trước, mẹ đã thông báo tới chúng con đôi điều về chuyến công tác.
Minh họa/INT

Tuyến yên và bệnh lý liên quan

GD&TĐ - Tuyến yên là tuyến rất nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo và được bảo vệ rất cẩn thận trong hộp sọ chắc chắn.
Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

Phòng tuyến Ukraine đang dần sụp đổ

GD&TĐ - Thiếu trang thiết bị và nhân lực, lực lượng Kiev dường như đang dần sụp đổ về nhiều mặt, trong khi Nga đang tăng tốc các hoạt động trên bộ mỗi ngày.