Đà Nẵng: Thu hút đầu tư, thách thức đào tạo

GD&TĐ - Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút 22 dự án. Trong đó 10 dự án FDI với vốn đầu tư 400,1 triệu USD. 12 dự án trong nước với vốn đầu tư là 6.291 tỷ đồng.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) được kỳ vọng thu hút sự hợp tác của các nhà nhà đầu tư lớn.
Khu công nghệ cao Đà Nẵng (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) được kỳ vọng thu hút sự hợp tác của các nhà nhà đầu tư lớn.

Nhu cầu nhân lực chất lượng cao tăng nhanh đã tạo ra thách thức cho các cơ sở đào tạo.

“Đất lành chim đậu”

Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sinshine do Tập đoàn Universal Alloys Corporation (UAC) của Mỹ đầu tư với số vốn đầu tư 170 triệu USD tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã hoàn thành giai đoạn 1. Trong giai đoạn đầu, UAC khởi công xây dựng nhà xưởng để phục vụ cho việc sản xuất các bộ phận, chi tiết dùng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Sản phẩm từ nhà máy này sẽ được cung ứng cho việc lắp ráp, chế tạo các bộ phận thân máy bay 787, 777, 737 của Tập đoàn hãng Boeing. Nó cũng phục vụ chế tạo động cơ cho Rolls Royce.

UAC có kế hoạch tuyển dụng 1.200 lao động chất lượng cao về lĩnh vực cơ khí, điện, tự động hóa. Đồng thời, cũng phát triển chuỗi sản xuất về ngành công nghiệp hỗ trợ với việc thu hút trên 2.000 lao động.

Đầu năm 2020, những lô hàng mẫu đầu tiên của nhà máy đã xuất sang Hoa kỳ và được phía đối tác chấp nhận. Nhà máy tiếp tục đầu tư giai đoạn 2. Mở rộng sản xuất bộ phận chi tiết dùng trong ngành hàng không và sản xuất nguyên liệu thô bằng vật liệu composite. Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 4/2023.

Khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện đã có 9/22 dự án đã đi vào hoạt động, sản xuất do các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và trong nước đầu tư. Các dự án thu hút vào khu công nghệ cao chủ yếu là về công nghệ sinh học, nano, thiết tự động hóa và linh kiện cho ngành hàng không vũ trụ.

Nghiên cứu và phát triển tự động hóa, các phần mầm ứng dụng trong công nghiệp 4,0, thiết bị y tế…. Năm 2019, tổng doanh thu của các doanh nghiệp tại khu công nghệ cao đạt 69,6 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt 43,5 triệu USD. Đóng góp cho ngân sách thành phố 199 tỷ đồng.

Mới đây, Ban quản lý Khu công nghệ cao đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Cổ phần Công nghệ - viễn thông Sài Gòn. Dự án này có vốn đầu tư giai đoạn 1 là 600 tỷ đồng. Sản phẩm chính là cung cấp nhà xưởng xây sẵn cho các dự án đầu tư về công nghệ cao trong và ngoài nước tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng.

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng hoạt động thu hút đầu tư của Khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn đạt kết quả tích cực. Đã có 3 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 531 tỉ đồng, 1 dự án FDI với tổng vốn là 60 triệu USD trong thời gian xảy ra dịch bệnh. 

Đặt hàng các trường đại học

Ông Takeshi Takeuchi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Đà Nẵng cho biết: “Hầu hết, các doanh nghiệp Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng lớn về lĩnh vực CNTT và công nghiệp. Nhưng họ khó tìm kiếm nguồn nhân lực từ vị trí trực tiếp sản xuất cho đến nhân lực CNTT”.

Lao động chất lượng cao thường tìm kiếm cơ hội để “nhảy việc” khiến chất lượng lao động giảm. Thêm vào đó, lao động Việt Nam hiện đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại thị trường nước ngoài.

Ông Takeshi Takeuchi đề xuất các trường, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ. Có kế hoạch và tiếng nói chung trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp và cho xã hội. Đây chính là cách hợp tác bền vững mà các các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng đang triển khai.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, đại diện Tập đoàn UAC Hòa Kỳ đã nhiều lần đến làm việc với Trường ĐH Bách khoa, ĐH Đà Nẵng. UAC Việt Nam sẽ tiếp tục kết hợp việc tuyển dụng cũng như triển khai đào tạo kỹ thuật lập trình gia công 5 trục cho một số tân kỹ sư thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo của Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng). Công ty cũng triển khai hợp tác với một số trường ĐH, CĐ trên địa bàn Đà Nẵng trong quá trình đào tạo, tiếp nhận SV thực tập, làm trong các dự án thực tế...

Mới đây nhất, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, FUJIKIN INCORPORATED - Nhật Bản (FUJIKIN) cùng với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng (DUT) đã Ký kết thỏa thuận hợp tác dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nhật Bản và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. FUJIKIN và DUT đã cùng thống nhất ký kết các hoạt động hợp tác liên quan đến Dự án xây dựng “Fujikin Danang R&D Center” tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.

Dựa trên nền tảng mối quan hệ giữa FUJIKIN và Việt Nam cho đến nay, FUJIKIN thành lập phòng nghiên cứu và phát triển gọi tắt là “R&D Center” mang tính quốc tế được đặt tại Khu công nghệ cao Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 35 triệu USD.

Ông Phạm Trường Sơn, Trưởng BQL Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng cho hay, mục tiêu của dự án là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao. Nó gồm các thế hệ robot khác nhau với trí tuệ nhân tạo (AI), máy bay không người lái tự động với trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị y tế và thiết bị môi trường, năng lượng mới của Hydrogen.

Theo thỏa thuận hợp tác, FUJIKIN sẽ phối hợp với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng bồi dưỡng đội ngũ nhân lực xuất sắc của Việt Nam. Lấy Đà Nẵng làm trung tâm để phát triển công nghệ tiên tiến như các chủng loại Robot, thiết bị y tế tiên tiến thế hệ mới, sử dụng năng lượng Hydro, công nghệ mới sử dụng LED, công nghệ mới liên quan đến thông tin và truyền thông, thành phố thông minh, vật liệu Nano và vật liệu tiên tiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.