Đà Nẵng thông tin về vụ hàng chục du khách nghi bị ngộ độc thực phẩm

GD&TĐ - Đại diện Ban quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng đã có thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm đối với 34 du khách ở tỉnh Quảng Ninh vào ngày 2/8 vừa qua tại địa bàn thành phố.

Các du khách nghi bị ngộ độc thực phẩm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Các du khách nghi bị ngộ độc thực phẩm điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Tại buổi họp báo Quý 2/2022 do UBND TP Đà Nẵng tổ chức, ông Nguyễn Tấn Hải – Trưởng Ban Quản lý (BQL) An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng cho hay, ngay sau khi nắm được thông tin vụ hàng chục du khách bị nghi ngộ độc thực phẩm vào ngày 2/8. Ngày 3/8, Ban quản lý đã thanh tra, kiểm tra toàn diện cơ sở có trong lời khai của các du khách.

Theo ông Hải, tại thời điểm kiểm tra, cơ sở M.P. (85 Hồ Nghinh, quận Sơn Trà) không xuất trình được giấy đăng ký kinh doanh, chưa có giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn tại cơ sở kinh doanh thứ 2 mà đoàn khách có ghé qua (nhà hàng T.S., 148 Nguyễn Tri Phương, quận Hải Châu), ông Hải cho rằng đây là cơ sở đã nằm trong diện quản lý trên hệ thống.

“Đây là cơ sở chúng tôi đã chú ý. Ngày 3/8, chúng tôi đã mở rộng thanh tra kiểm tra toàn diện các nhà hàng trong hệ thống công ty này, song song việc mở đợt kiểm tra toàn diện các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống tại thành phố theo kế hoạch”, ông Hải cho hay.

Vị đại diện Ban quản lý cho biết thêm, việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong đợt cao điểm mùa hè là đã dự báo trước, chủ yếu do 3 yếu tố: nắng nóng tăng cao khiến các vi sinh vật phát triển rất thuận lợi, dịch Covid-19 gây gián đoạn nguồn nhân lực, đặc biệt là tại các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và du lịch. Ngoài ra, sự bùng phát du lịch khiến quá tải cục bộ.

Ngay từ tháng 3/2022, Ban quản lý đã thực hiện sớm những công tác để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho mùa cao điểm du lịch. Cụ thể, Ban quản lý làm công tác “truyền thông đi trước một bước” và lập danh sách khoảng 300 cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống để theo dõi thường xuyên.

Đồng thời, Ban phối hợp Sở Du lịch để huấn luyện, đào tạo các cơ sở trên. Theo ông Nguyễn Tấn Hải, giải pháp lâu dài để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là thực hiện 3 giải pháp gồm: Truyền thông đi trước một bước; Thanh kiểm tra toàn diện để tạo sức lan tỏa; Tranh thủ sự tham gia của người tiêu dùng.

“Ban quản lý sẽ tạo ra sân chơi bình đẳng để an toàn vệ sinh thực phẩm được gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận của cơ sở đó. Làm sao cho người tiêu dùng nhận biết được đâu là cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trả tiền đúng với chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu làm không tốt thì người tiêu dùng sẽ là người “trừng phạt” doanh nghiệp”, ông Hải khẳng định.

Như đã Báo GD&TĐ thông tin, ngày 1/8, đoàn du khách hơn 120 người đến từ thị trấn Đông Triều (Quảng Ninh) đến Đà Nẵng du lịch. Ngày 1/8, đoàn khách đã ăn trưa tại nhà hàng M.P. và ăn tối tại nhà hàng T.S. Đến sáng 2/8, nhiều du khách bị ngộ độc thực phẩm, cấp cứu tại Bệnh viện 199 – Bộ Công an. Theo bệnh viện, có đến 34 người thuộc đoàn du khách bị ngộ độc thực phẩm.

Hiện, Ban quản lý đang tiếp tục điều tra, và sẽ họp Hội đồng chuyên môn để giải quyết các vấn đề liên quan, xử phạt nghiêm các vi phạm nếu có.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.