Đã đến lúc “nhìn thẳng” và “làm thật”

GD&TĐ - Trong quá trình dạy học, yếu tố người dạy và người học có mối quan hệ mật thiết. Thầy giỏi mấy nhưng trò cố tình không học cũng không thể có thành công chung. Nếu thầy kém nhưng trò chủ động, tích cực, vẫn có thể có thành công nhất định ở trò.

Đã đến lúc “nhìn thẳng” và “làm thật”

Nhưng ngược lại, trò có kém nhưng gặp thầy giỏi trò vẫn có thể thành công nhất định. Trong mối quan hệ này ông thầy vẫn là yếu tố quyết định. Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý học Hà Nội.

Hạn chế cơ bản của đội ngũ hiện nay

TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết, chưa có điều tra khoa học nào về tiêu chuẩn phát triển nghề nghiệp cho toàn thể đội ngũ nhà giáo ở tất cả các ngành học, cấp học. Tuy vậy, bằng thực tế quản lý của các trường học phổ thông TS Nguyễn Tùng Lâm phân loại đội ngũ nhà giáo đang giảng dạy ở các trường phổ thông thành 4 loại:

Loại 1: Những nhà giáo giỏi chuyên môn có năng lực sư phạm luôn chủ động sáng tạo, say mê yêu nghề, trong điều kiện nào họ đều là người đi đầu kiên trì đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy luôn lôi cuốn khích lệ học sinh. Họ luôn là những nhà giáo mẫu mực, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”.

Loại 2: Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt tình, không tự giác, không say mê với nghề như loại 1. Họ có thể làm tốt tùy hoàn cảnh không thường xuyên.

Loại 3: Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm còn có nhiều hạn chế nhưng về mặt ý thức họ là người nghiêm túc cố gắng làm hết sức mình nhưng kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn, không thể đáp ứng nổi yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để giáo dục” hiện nay.

Nếu loại 1 và 2 chỉ chiếm số ít trong các nhà trường, loại 3 là loại chiếm số đông ở các nhà trường.

Loại 4: Là loại nhà giáo có hạn chế cả về năng lực lẫn phẩm chất hoặc có năng lực nhưng phẩm chất kém. Tham gia tạo ra những tiêu cực cho ngành nhiều hơn là đóng góp tích cực. Loại nhà giáo này tuy không nhiều trong mỗi nhà trường nhưng phải sớm được thanh lọc khỏi các nhà trường.

Nên 4 loại nhà giáo trong các nhà trường hiện nay, để thấy ngành GD-ĐT phải sớm có cơ chế chính sách khích lệ, quản lý thế nào để loại 2 nhanh chóng thành loại 1 và phải tổ chức đào tạo lại, trang bị lại kiến thức, phương pháp cho số đông nhà giáo ở loại 3. Chúng ta mới có thể thực hiện yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để” mới tạo chất lượng bền vững cho giáo dục Việt Nam.

Từ thực tế đó, có 3 hạn chế cơ bản. Thứ nhất: Số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp của mình; Thứ hai: Số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: Chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào tri thức có sẵn trong sách giáo khoa không gắn với thực tiễn đời sống; Thứ ba: Số đông giáo viên chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy.

Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn

 Cách bồi dưỡng đến đâu cấp chứng chỉ đến đó sẽ dần dần tuyển chọn được đội ngũ nhà giáo có chất lượng, có nghiệp vụ, có tay nghề và làm việc chuyên nghiệp hơn. GV nào nhiều lần không lấy nổi chứng chỉ phải chuyển ngành”.
 - TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ

Từ những nhận định đánh giá giáo viên hiện nay, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, thứ nhất, phải coi công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhà giáo là nhiệm vụ cấp bách. Phải tạo ra những thế hệ nhà giáo có tay nghề làm việc hết sức chuyên nghiệp, đủ năng lực đáp ứng đổi mới giáo dục. Bồi dưỡng tay nghề phải gắn với thực tiễn họ đang giảng dạy và phải tuyển chọn người từ chính những người có tay nghề giỏi.

Quan niệm bồi dưỡng giáo viên phải khác với bồi dưỡng nâng cao nhận thức. Tức là sau khi được bồi dưỡng nâng cao nhận thức và được thực hành tay nghề, sau đó GV phải tự nâng cao tay nghề bằng việc tự trải nghiệm một số thời gian nhất định trên lớp, khi nào GV đủ tự tin, tự khẳng định mới mời người đến kiểm tra, đánh giá, cấp chứng chỉ GV đạt “trình độ thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy”.

Quan điểm xây dựng một đội ngũ nhà giáo cốt cán cho công việc nâng cao tay nghề cho GV của Sở GD&ĐT đang thử nghiệm là một quan niệm hết sức hiện đại và thực tế.

Thứ hai, xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp,vụ, tay nghề GV ở các tỉnh, thành, huyện. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, tay nghề GV ở các tỉnh thành làm nhiệm vụ tuyển chọn, bồi dưỡng GV giỏi nòng cốt và tổ chức hoạt động bồi dưỡng GV cho các ngành học: Ngành mầm non, tiểu học, THCS, THPT và GDTX.

Hơn nữa, cơ chế cũng cần thay đổi, giáo viên giỏi phải dạy trực tiếp 50% thời gian ở cơ sở, 50% thời gian cho việc đào tạo bồi dưỡng tay nghề giáo viên của ngành. Theo đó, phải được phụ cấp giáo viên cốt cán, kinh phí đi học nâng cao trình độ, dự hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong ngoài nước, ưu đãi khen thưởng những giáo viên làm tốt công tác bồi dưỡng.

Hiện nay, còn một vấn đề bất cập trong đội ngũ nhà giáo là chúng ta chưa đánh giá đúng vai trò của GV chủ nhiệm nên việc đào tạo bồi dưỡng và đãi ngộ chưa thỏa đáng khiến họ tập trung vào công tác giáo dục chưa cao. Đây cũng là vấn đề cấp bách cần đổi mới với giáo dục phổ thông. Cái quan trọng là làm thế nào để các trường học được trả lương cho thầy giáo theo hiệu quả lao động thực tế.

Mỗi cơ sở đào tạo cần làm rõ yêu cầu đối với từng giáo viên, rồi cử họ đi bồi dưỡng. Có thể GV sau 5 năm phải đào tạo 6 tháng, đảm bảo là chỉ sau 3 năm là có đội ngũ GV giỏi. Nếu trả lương thỏa đáng và được đào tạo lại, GV lại biết yêu cầu của ngành thì họ sẽ thực hiện theo. Còn ai không phấn đấu được, ai không phù hơp với nghề thì GV phải tự điều chỉnh. Sử dụng, đãi ngộ và thải loại phải đi với nhau.

Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình, tiêu chuẩn đánh giá như thế nào cho thỏa đáng, đúng năng lực thực tế của mỗi người cũng là một bài toán khó, cần có lực lượng nghiên cứu, khảo nghiệm. Chỉ có làm đồng bộ, làm triệt để những giải pháp trên, trên tinh thần tự chủ của mỗi nhà trường và tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi nhà giáo.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.