Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI

GD&TĐ -Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội ngày càng phức tạp và có diễn biến khó lường từ nhẹ đến nguy kịch.

Bệnh sốt xuất huyết lây lan qua muỗi vằn đốt hút máu truyền bệnh (Ảnh freepik)
Bệnh sốt xuất huyết lây lan qua muỗi vằn đốt hút máu truyền bệnh (Ảnh freepik)

Tin vui là vaccine Qdenga (Nhật Bản) đã được Bộ Y tế cấp phép, đánh dấu bước tiến lớn trong công tác y tế dự phòng - hiện đã có tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính đến cuối tháng 9 năm 2024, cả nước ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Đáng lo ngại, số ca tử vong lên tới 12 trường hợp.

Riêng tại khu vực Hà Nội, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang ở giai đoạn cao điểm (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11). Cụ thể theo số liệu báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến tháng 23/9/2024, toàn thành phố ghi nhận gần 3.251 ca mắc SXH. Số ca mắc gia tăng hàng tuần. Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết vẫn còn tiếp tục tăng do một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ.

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh, Trưởng đơn vị tiêm chủng Thu Cúc TCI cho biết: Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, lây lan thông qua con đường muỗi vằn đốt hút máu bệnh nhân đã nhiễm virus rồi truyền sang cho người khác. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có diễn biến phức tạp vì có người bệnh bị nhẹ nhưng có người bị nặng hoặc rất nặng với nhiều biến chứng như: sốc, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, não, mắt… và có thể dẫn tới tử vong mà không biết trước trường hợp nào có thể diễn biến nặng. Bệnh do nhiễm virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Lý giải về lý do bệnh sốt xuất huyết đáng lo ngại, bác sĩ Hạnh cho biết, biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi phức tạp, Hà Nội ngày càng trở nên ấm áp, mưa nhiều bất chợt kết hợp với thói quen tích trữ nước, trồng cây cảnh trong nước của người dân, nhiều công trường xây dựng dở dang tại Hà Nội đã sinh ra các dụng cụ chứa nước trong tạo điều kiện cho bọ gậy và muỗi vằn truyền bệnh SXH phát triển mạnh. Người dân sinh sống tại Hà Nội có nguy cơ cao mắc SXH.

a2-thu-cuc.png
Bệnh sốt xuất huyết đang ở giai đoạn cao điểm và có diễn biến phức tạp (Ảnh freepik)

Vaccine - "Lá chắn" phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động phòng ngừa, trong đó việc tiêm vaccine được xem là biện pháp hiệu quả.

Mới đây, vaccine Qdenga do Takeda (Nhật Bản) sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép. Đây là vaccine được WHO công nhận về tính an toàn và hiệu quả, với khả năng bảo vệ trên 80% đối với cả bốn chủng virus Dengue.

a3-thu-cuc.jpg
Việt Nam chính thức tiêm chủng vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết (Ảnh TCI)

Bác sĩ Hạnh cho biết: "Qdenga là vaccine tứ giá sống giảm độc lực đầu tiên phòng được cả 04 tuyp virus Dengue tại Việt Nam". Vaccine hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus. Chỉ cần 2 mũi tiêm cách nhau 3 tháng, người từ 4 tuổi trở lên có thể đạt được miễn dịch lâu dài.

Từ tháng 11/2024, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI đã chính thức triển khai tiêm vaccine này. Với độ an toàn cao và tỷ lệ phản ứng phụ thấp, vaccine Qdenga đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Biện pháp phòng ngừa toàn diện

Bên cạnh việc tiêm vaccine, bác sĩ Hạnh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng một "tuyến phòng thủ đa lớp" trong cuộc chiến chống lại sốt xuất huyết.

Các biện pháp phòng ngừa then chốt bao gồm kiểm soát môi trường sinh sản của muỗi: Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các ổ lăng quăng, bọ gậy trong các vật dụng chứa nước như lu, khạp, bể nước, thùng phi, hay những vật dụng có thể đọng nước như lốp xe cũ, vỏ dừa; Duy trì không gian sống sạch sẽ: Thực hiện vệ sinh môi trường định kỳ, thu gom phế liệu phế thải, lật úp các dụng cụ chứa nước, xử lý các khu vực đọng nước những nơi có thể trở thành địa điểm sinh sản lý tưởng của muỗi truyền bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe, sử dụng màn khi ngủ, kể cả ban ngày, ưu tiên trang phục dài tay, dài chân, đặc biệt trong các khung giờ muỗi hoạt động mạnh, áp dụng các biện pháp đuổi muỗi như xông tinh dầu, sử dụng kem chống muỗi

Người dân cần chú ý các dấu hiệu cảnh báo sớm như sốt cao đột ngột (38.5-40°C), đau đầu dữ dội, đau nhức cơ khớp và xuất hiện nốt ban đỏ trên da. Khi có các dấu hiệu này, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI (216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) đang có ưu đãi giảm 10% cho các mũi tiêm lẻ. Cơ sở cung cấp dịch vụ khám miễn phí trước tiêm và theo dõi sau tiêm, đảm bảo xử lý mọi tình huống khẩn cấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.