Đã có ít nhất 174 người chết sau vụ giẫm đạp tại sân vận động ở Indonesia

GD&TĐ - Ít nhất 174 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động bóng đá ở thành phố Malang, miền đông Indonesia.

Cảnh sát vào trong sân vận động.
Cảnh sát vào trong sân vận động.

Vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy ra sau đội chủ nhà Arema FC của thành phố Malang thuộc Đông Java thua đội Persebaya của Surabaya với tỷ số 3-2 vào tối 1/10.

Thất vọng sau trận thua của đội nhà, hàng nghìn người ủng hộ Arema (được gọi là Aremania) đã phản ứng bằng cách ném chai lọ và các đồ vật khác vào các cầu thủ và quan chức bóng đá.

Theo các nhân chứng, cổ động viên đã tràn xuống sân vận động Kanjuruhan để phản đối và yêu cầu ban lãnh đạo Arema giải thích lý do tại sao sau 23 năm bất bại trên sân nhà, trận đấu này lại kết thúc với tỷ số thua.

Bạo loạn lan ra bên ngoài sân vận động, nơi có ít nhất 5 xe cảnh sát bị lật đổ và bốc cháy trong lúc hỗn loạn. Cảnh sát chống bạo động đã đáp trả bằng cách bắn hơi cay, phía khán đài của sân vận động cũng bị bắn, khiến đám đông hoảng sợ.

Theo cảnh sát trưởng Nico Afinta của Đông Java, số người chết có thể sẽ tăng lên vì nhiều người trong số khoảng 180 người bị thương trong tình trạng nguy kịch đang được điều trị tích cực tại các bệnh viện khác nhau.

Hiệp hội bóng đá Indonesia, PSSI, đã đình chỉ vô thời hạn giải bóng đá hàng đầu Liga 1 do thảm kịch trên và cấm Arema tổ chức các trận đấu bóng đá trong thời gian còn lại của mùa giải.

Đây được xem là một trong những thảm họa thể thao kinh hoàng nhất trên thế giới.

Trong sân vận động có cả trẻ em.

Trong sân vận động có cả trẻ em.

Xe cảnh sát bị xô đẩy.

Xe cảnh sát bị xô đẩy.

Thi thể các nạn nhân.

Thi thể các nạn nhân.

Nỗi đau của người thân các nạn nhân.

Nỗi đau của người thân các nạn nhân.

Theo Al Jazeera

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hội viên Chi hội phụ nữ bản Hỏm Hốc tìm hiểu mô hình kinh tế của gia đình chị Lò Thị Mông.

Chị Mông làm kinh tế giỏi

GD&TĐ - Trong cuộc sống vô vàn khó khăn, chị Lò Thị Mông đã vươn lên để trở thành một trong những hội viên làm kinh tế giỏi ở Tuần Giáo (Điện Biên).

Những ngày tháng Bảy, Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn tiếp đón hàng chục đoàn du khách từ khắp nơi tìm về mỗi ngày, trong đó có nhiều đoàn học sinh cùng thầy cô giáo. Ảnh minh họa: ITN

Cảm thụ văn học: Khúc tráng ca bất tử

GD&TĐ - Với lòng xúc động và cảm kích về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ, nhà thơ Vương Trọng đã sáng tác “Khúc tưởng niệm liệt sĩ Truông Bồn”...

Trường ĐH Thủy lợi tổ chức thăm và tặng quà gia đình có công ở tỉnh Bắc Giang. Ảnh: NTCC

Tri ân những mất mát, hy sinh

GD&TĐ - Ngành Giáo dục các địa phương, trường học đã có nhiều hoạt động để lan tỏa lòng biết ơn đến gia đình có công.

9 cách học làm người con hiếu thuận

9 cách học làm người con hiếu thuận

GD&TĐ - Người ta nói "nhìn cha mẹ sẽ ra con cái, nhìn con cái sẽ biết cha mẹ chúng là ai?”. Trước khi muốn làm cha mẹ tốt hãy học cách làm đứa con tử tế.

Trọng Văn (bên trái) tham gia thắp nến tri ân tại đền thờ liệt sĩ Thị trấn Mỏ Cày (Bến Tre). Ảnh: NVCC

Tuổi trẻ và tháng 7

GD&TĐ - Tháng 7, "thế hệ gen Z" tìm về nguồn cội, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc với những người đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc...

Buổi nghe kể chuyện về lịch sử của học sinh Trường THCS Vừ A Dính (Tuần Giáo) thông qua những bức ảnh về chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Văn

Thắp sáng truyền thống cách mạng

GD&TĐ - Mỗi dịp Hè, ngành Giáo dục Điện Biên tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm thắp sáng truyền thống cách mạng, khơi dậy tinh thần yêu nước...