Đã có 7 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3

GD&TĐ - Tính đến tháng 7/2023, toàn quốc có đã có 7 tỉnh/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 3 đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận.

Biểu đồ các huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Nguồn: Bộ GD&ĐT.
Biểu đồ các huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

7 tỉnh thành này là: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình.

Ngoài ra, cũng tính đến tháng 7/2023 toàn quốc có đã có 11 tỉnh/ thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đã được Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận, cụ thể gồm: Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương; Hưng Yên, Yên Bái, Bến Tre, Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT: Trong năm học 2022 -2023, qua báo cáo của các sở GD&ĐT và kiểm tra kết quả công nhận và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của các tỉnh/thành phố cho thấy các sở GD&ĐT, đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về công tác phổ cập giáo dục đã xác định công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Các sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu cho tỉnh ủy/thành ủy, UBND cấp tỉnh ban hành hệ thống văn bản chỉ đạo, cụ thể về công tác phổ cập, xóa mù chữ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hằng năm, sở GD&ĐT đã tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định thành lập các đoàn kiểm tra kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của các đơn vị cấp huyện; Quyết định công nhận các đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ; tổng hợp, lập báo cáo Bộ GD&ĐT về tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.

Các sở GD&ĐT cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Công tác phối hợp của các sở GD&ĐT với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, các Sở, ngành liên quan trong công tác thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ thường xuyên và hiệu quả.

Số liệu phổ cập giáo dục, xóa mù chữ các năm được các đơn vị từ cấp xã đến cấp tỉnh cập nhật vào hệ thống thông tin phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của Bộ GD&ĐT đầy đủ, cơ bản chính xác.

Biểu đồ các xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Biểu đồ các xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Nguồn: Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, một số tỉnh/thành phố chưa kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục xóa mù chữ các cấp khi có thành viên thay đổi hoặc chuyển công tác. Thành phần Ban chỉ đạo ở một số cấp tỉnh/huyện/xã chưa đúng thành phần.

Thành phần trong Quyết định đoàn kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ ở một số cấp tỉnh/huyện/xã vẫn chủ yếu thuộc ngành giáo dục, chưa có sự tham gia của các Ban, Ngành đoàn thể.

Số liệu, biểu bảng thống kê điều kiện thực hiện công tác phổ cập về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng học phòng chức năng phục vụ nhiệm vụ phổ cập giáo dục xóa mù chữ còn chưa thống nhất.

Kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ đạt được của các cấp của một số tỉnh/thành phố chưa cao, chưa bền vững.

Một số tỉnh/thành phố khi có tờ trình đề nghị Bộ kiểm tra công nhận kết quả phổ cập giáo dục xóa mù chữ tuy nhiên, chưa sẵn sàng để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công nhận.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.