Quảng Trị 'nâng chất' từ phổ cập giáo dục xóa mù chữ

GD&TĐ - Tỉnh Quảng Trị ban hành nhiều chính sách thúc đẩy công tác phổ cập giáo dục xoá mù chữ đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Quảng Trị đạt kết quả tích cực.
Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Quảng Trị đạt kết quả tích cực.

Ngày 17/5, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra, làm việc với tỉnh Quảng Trị về Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Bà Trịnh Hoài Thu – Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học, Trưởng đoàn công tác Bộ GD&ĐT cho biết: Qua 2 ngày làm việc, Đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra trực tiếp, xác định tính chính xác về hồ sơ, thủ tục, số liệu, thực chất công tác phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ của tỉnh Quảng Trị.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra, làm việc với tỉnh Quảng Trị về Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra, làm việc với tỉnh Quảng Trị về Phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3 và xóa mù chữ mức độ 2.

Đoàn kiểm tra thực tế tại 8 đơn vị cấp huyện, 16 đơn vị cấp xã, làm việc với Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xoá mù chữ cấp huyện, cấp xã, kiểm tra thực tế các hộ gia đình. Đến nay, Đoàn kiểm tra đã thu nhận được những kết quả nhất định và tổ chức làm việc với Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện để làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác này trên địa bàn.

Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt kết quả tích cực

Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đồng thời, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Thời gian qua, Sở GD&ĐT với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã phối hợp với các ban, ngành, địa phương tham mưu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách, kế hoạch nhằm triển khai có hiệu quả công tác Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có gần 400 cơ sở giáo dục. Quy mô mạng lưới trường lớp được bố trí đều khắp các vùng, miền; tỉ lệ HS 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99.9%; chất lượng giáo dục toàn diện từng bước được nâng lên; đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục được tăng cường, cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa; tỷ lệ phòng học/lớp cơ bản đáp ứng cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đã từng bước được xã hội hoá, chính quyền các cấp, đến các đoàn thể tham gia tích cực, đồng bộ để làm tốt công tác huy động trẻ em đến trường đúng độ tuổi quy định.

HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho người dạy, người học. Nhiều địa phương đã mở được các lớp xoá mù chữ nên tỉ lệ người dân biết chữ đạt ở mức cao.

Các chính sách về phát triển phổ cập giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, “trường học thân thiện - học sinh tích cực”,… tiếp tục được đẩy mạnh đã tạo nên nhiều chuyển biến trong hoạt động dạy - học; tình trạng học sinh bỏ học ở mức rất thấp đối với những trường có nhiều khó khăn trong việc huy động trẻ đến trường góp phần duy trì các đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, xóa mù chữ vững chắc.

Đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ Quảng Trị thông qua biên bản kiểm tra kết quả Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Quảng Trị.

Đoàn công tác Bộ GD&ĐT và Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ Quảng Trị thông qua biên bản kiểm tra kết quả Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Quảng Trị.

Về kết quả xóa mù chữ, đến nay tổng số người trong độ tuổi từ 15 – 25 biết chữ mức độ 1 đạt tỉ lệ 99,8%; biết chữ mức độ 2 đạt tỉ lệ 99,7%. Toàn tỉnh có 125 xã đạt mức độ 2. Tỉnh Quảng Trị đạt xoá mù chữ mức độ 2.

Tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đến 2030, duy trì vững chắc kết quả phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi, Phổ cập Giáo dục Tiểu học mức độ 3, xoá mù chữ mức độ 2; phấn đấu đạt chuẩn Phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập bậc trung học.

Giữ vững kết quả phổ cập trẻ 5 tuổi

Tại buổi làm việc, ông Phan Văn Long – Phó Vụ trưởng phụ trách Giáo dục – Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, qua kiểm tra thực tế công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Quảng Trị cho thấy, các tiêu chí đạt phổ cập giáo dục của Quảng Trị cao so với nhiều địa phương. Điều đó khẳng định, tỉnh Quảng Trị đã triển khai công tác phổ cập bài bản, nghiêm túc, số liệu đáng tin cậy.

“Tổ công tác đã kiểm tra 2 huyện và nhận thấy, công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ được triển khai bài bản. Điều đó cho thấy, nơi nào có chính quyền đồng hành với giáo dục thì chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được nâng cao”, ông Long nhấn mạnh.

Để công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đi vào chiều sâu, chất lượng hơn, ông Phan Văn Long đề nghị thời gian tới địa phương cần quan tâm, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi, đồng thời cần quan tâm đến trẻ 3-4 tuổi, trong độ tuổi nhà trẻ. Cần có chính sách phù hợp để các nhóm trẻ tư thục phát triển...

Ông Nguyễn Xuân Thủy – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên cũng ghi nhận những nỗ lực của địa phương trong công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn cao, các địa phương quan tâm nâng cao trình độ giáo viên.

Lãnh đạo Vụ Giáo dục thường xuyên cho rằng, mục tiêu của công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ không phải dừng các tiêu chí mà cần quan tâm đến các điều kiện đảm bảo. Đó là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, muốn duy trì tiếp tục nâng cao tỉ lệ đạt chuẩn thì cần đầu tư thêm các điều kiện về cơ sở vật chất. Thực tế cho thấy, ở miền núi tồn tại nhiều phòng học tạm, bán kiên cố, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp. Do đó, cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao hiệu quả giáo dục.

TS Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

TS Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, ngành đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

Phát biểu tại buổi làm việc, TS Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tiếp thu các ý kiến phát biểu của các thành viên Đoàn kiểm tra về các kiến nghị, đề xuất đối với nhiệm vụ của tỉnh và cho biết, địa phương sẽ tiếp tục cố gắng phát huy kết quả đạt được của ngành GD&ĐT, kiên trì các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới giúp nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Qua đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Trị đề nghị Đoàn công tác tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, đề xuất của ngành liên quan đến công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; đồng thời hỗ trợ Quảng Trị triển khai tốt hơn nhiệm vụ công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nói riêng và phát triển nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung.

Kết luận buổi làm việc, bà Trịnh Hoài Thu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Trưởng đoàn công tác Bộ GD&ĐT cho biết, qua đợt kiểm tra nhận thấy, công tác phổ cập giáo dục Tiểu học, xoá mù chữ đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ với tỉ lệ huy động trẻ đến trường và tỉ lệ hoàn thành chương trình giáo dục ở mức cao; mức độ bền vững.

Bà Trịnh Hoài Thu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Trưởng đoàn công tác Bộ GD&ĐT đánh giá, Quảng Trị đạt các điều kiện về phổ cập giáo dục.

Bà Trịnh Hoài Thu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Trưởng đoàn công tác Bộ GD&ĐT đánh giá, Quảng Trị đạt các điều kiện về phổ cập giáo dục.

Đây là con số biết nói, thể hiện chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên; tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học giảm dần theo từng năm; điều này làm giảm mạnh tỉ lệ người tham gia vào chương trình xóa mù chữ, giúp cho việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực thêm phần thuận lợi.

“Kết quả đạt được là thành tựu to lớn, khẳng định được chất lượng nền giáo dục phổ thông của tỉnh Quảng Trị, nhưng cần coi đây là điểm khởi đầu để duy trì, nâng cao kết quả đạt được và phát triển hơn nữa để giáo dục Quảng Trị có vị trí cao hơn nữa trong khu vực”, bà Thu nhấn mạnh.Đoàn kiểm tra đánh giá tỉnh Quảng Trị đảm bảo các điều kiện đề xuất Bộ GD&ĐT xem xét công nhận tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2 tại thời điểm tháng 12 năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ