Đã “chốt” thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành sư phạm mầm non

GD&TĐ - Thống kê trên hệ thống quản lý thi cho thấy, có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi; trong đó có hơn 40.500 thí sinh tự do, chiếm 3,97%.

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: TG
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: TG

Số thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT với mục đích chỉ xét tốt nghiệp là hơn 222.500 - chiếm 21.79%. Số thí sinh chỉ xét tuyển sinh là gần 36.000 - chiếm 3,5%. Số thí sinh vừa xét tốt nghiệp, vừa tham gia tuyển sinh là hơn 763.000 - chiếm74,71%.

Theo kết quả thống kê trên hệ thống, tổng số bài thi Khoa học tự nhiên là trên 346.000 - chiếm 33,92%. Tổng số bài thi Khoa học xã hội là hơn 546.000 - chiếm 53,46%.

Đã “chốt” thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành sư phạm mầm non ảnh 1
Click vào ảnh để xem nội dung.

Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) thông tin, số liệu thống kê trên hệ thống cho thấy: tính đến 17h ngày 16/5, có trên 35.700 thí sinh chỉ xét tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non, chiếm 3,5%.

Tổng số nguyện vọng thí sinh đăng kí là 3,8 triệu. Trong đó có gần 792.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 - chiếm 99,14% so với tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển. Có hơn 690.000 nguyện vọng 2 - chiếm 87,19%.

Số lượng nguyện vọng 3 là gần 580.000 - chiếm 73,23%. Nguyện vọng 4 là gần 456.000 - chiếm 57,57%. Nguyện vọng 5 là trên 350.000 - chiếm 44,22%. Số nguyện vọng còn lại là hơn 952.000 - chiếm 120,3%.

Hiện hệ thống quản lý thi  hoạt động bình thường.

Đã “chốt” thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng ngành sư phạm mầm non ảnh 2
Click vào ảnh để xem nội dung.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.