Cứu sống ca mắc Covid-19 nguy kịch kèm đột qụy chảy máu thân não

GD&TĐ - Trung tâm Covid 19, Bệnh viện Quân y 103 vừa điều trị thành công bệnh nhân Covid-19 mức độ nguy kịch kèm theo đột quỵ chảy máu thân não

Hình ảnh chảy máu thân não trên cắt lớp vi tính sọ não.
Hình ảnh chảy máu thân não trên cắt lớp vi tính sọ não.

Bệnh nhân N.T.K.L, 64T, ở Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội, có tiền sử tăng huyết áp (điều trị không thường xuyên).

Các bác sỹ của khoa hồi sức tích cực, trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 103 cho biết: Bệnh nhân béo phì, tuổi >60 là các yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn cũng như tiên lượng tử vong.

Ngay cả khi bệnh nhân này được điều trị tại các cơ sở ICU không Covid-19, nhân viên y tế không phải mặc đồ phòng hộ thì việc chăm sóc cũng phải rất nỗ lực, quan tâm, tỉ mỉ, chăm sóc hô hấp thật tốt thì mới có khả năng cai thở máy và hồi phục.

Trước đó, khoảng 19h ngày 28/2, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, buồn nôn, khó thở, tức ngực, sau đó ý thức kém dần, đi vào hôn mê.

Bệnh nhân vào khoa cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 được đặt nội khí quản, thở máy, chụp cắt lớp vi tính sọ não, test nhanh dương tính Covid-19.

Bệnh nhân được chuyển đến khoa hồi sức tích cực (HSTC), Trung tâm điều trị Covid-19, Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng: hôn mê Glasgow 6 điểm, đồng tử 2 bên 3mm, phản xạ ánh sáng(PXAS) âm tính, bóp bóng qua ống nội khí quản, mạch 120 chu kỳ/phút, huyết áp 200/120 mmHg.

Tại khoa HSTC bệnh nhân được điều trị: thông khí nhân tạo, mở khí quản, kiểm soát huyết áp, chống phù não, điều trị Covid-19 theo phác đồ (corticoid, kháng virus, chống đông, kháng sinh), vỗ rung, khí dung, nuôi dưỡng đường tiêu hoá và tĩnh mạch.

XQ phổi thời điểm vào viện và ra viện. Nguồn: BV.

XQ phổi thời điểm vào viện và ra viện. Nguồn: BV.
 

Theo ThS. BS. Nguyễn Quang Huy – Trung tâm điều trị Covid-19, đột quỵ luôn là vấn đề thời sự của y học bởi đây là bệnh phổ biến, có tỷ lệ tử vong cao, để lại nhiều di chứng nặng nề, thực sự là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Xuất huyết não tự phát mặc dù chỉ chiếm 10-20% tất cả các trường hợp đột qụy nhưng tỷ lệ tử vong vẫn còn cao: 37,6% – 52% trong tháng đầu, phần lớn trong số đó tử vong trong hai ngày đầu; gây tàn phế nặng nề và là loại đột qụy được đề cập đến nhiều nhất hiện nay.

Thân não hoạt động như trung tâm điều khiển chức năng của tim và phổi. Nó giúp điều chỉnh nhiều chức năng quan trọng bao gồm thở, hắt hơi và nuốt.

Vì vậy đột quỵ chảy máu thân não ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hô hấp của bệnh nhân.

Bệnh nhân L có tổn thương phổi do Covid-19 trên XQ mức độ nặng nên lâm sàng sẽ nặng nề hơn các bệnh nhân khác, việc chăm sóc điều trị cũng khó khăn hơn.

Mặc dù bệnh nặng, nhiều yếu tố nguy cơ nhưng toàn bộ nhân viên trong khoa luôn chăm sóc, điều trị theo đúng phác đồ, nghiêng trở, hút đờm theo đúng qui trình, đảm bảo bệnh nhân được chăm sóc tốt nhất. Nhờ vậy bệnh nhân hồi phục dần và cai được máy thở.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.