Ngày 25/7, trên kênh YouTube Danny Haiphong, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter cho biết, mọi người nói rằng tư cách thành viên của Phần Lan trong liên minh sẽ khiến Nga gặp bất lợi, nhưng trên thực tế, nó chỉ tạo ra vấn đề cho Helsinki.
Ông Ritter giải thích rằng nếu Phần Lan quyết định gây hấn hoặc thực hiện một bước khiêu khích khác, đó sẽ là hành động tự sát vì nước này không có đủ năng lực quân sự. Đồng thời, Moscow có thể dễ dàng tăng cường sự hiện diện của mình tại biên giới Phần Lan để đảm bảo an ninh cho các vùng lãnh thổ.
Trước đó, ngày 14/7, tác giả Seppo Varjus trong ấn phẩm Ilta-Sanomat bày tỏ quan điểm rằng Phần Lan sẽ hối hận về quyết định gia nhập NATO. Theo ông, Phần Lan gia nhập NATO không phải vì lý do ý thức hệ, mà vì "mối đe dọa" do phương Tây áp đặt.
Ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Helsinki, tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ và các nước Bắc Âu. Ông nói rằng trong 3 giây, ông đã đưa ra quyết định về việc Phần Lan gia nhập NATO. Kết quả của cuộc gặp là lời hứa tiếp tục hỗ trợ Ukraine và tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Trước đó, ngày 2/5, tờ Satakunnan Kansa của Phần Lan đưa tin nước này và Mỹ đang thảo luận về một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng song phương.
Trong trường hợp đạt được thỏa thuận, Lực lượng Vũ trang Mỹ sẽ có thể sử dụng lãnh thổ và căn cứ Phần Lan để tập trận và lưu trữ vật liệu.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Nga coi kế hoạch đạt được thỏa thuận về việc quân đội NATO sử dụng lãnh thổ Phần Lan là bằng chứng cho thấy Helsinki đã mất chủ quyền.
Phần Lan gia nhập NATO. |