Cuộc sống muôn mầu

 

Cuộc sống muôn mầu

Ngôi sao già nhất vũ trụ

Phát hiện ngôi sao già nhất, hình thành ngay sau Vụ nổ lớn, giúp các nhà khoa học giải quyết được nhiều vấn đề liên quan.

Ngôi sao có ký hiệu 2MASS J18082002-5104378 B là ngôi sao già nhất được phát hiện từ trước tới nay. Tuổi của nó là 13,5 tỷ năm. Đây là ngôi sao không lớn, chứa ít kim loại và nằm trong Dải Ngân hà.

Những ngôi sao đầu tiên hình thành sau Vụ nổ lớn từ các nguyên tố như hidro, heli và liti. Ở giai đoạn cuối cuộc đời, trong các vụ nổ siêu tân tinh, chúng phát tán những nguyên tố nặng hơn heli ra ngoài không gian vũ trụ.

Các nhà thiên văn học hi vọng việc phát hiện ngôi sao già nhất có thể giúp họ theo dõi giai đoạn quan trọng nhất trong phát triển vũ trụ ngay sau Vụ nổ lớn.

Phát hiện mới liên quan đến gió mặt trời

Mặt trời không ngừng bắn phá Hệ Mặt trời bằng luồng các hạt năng lượng cao, gọi là gió mặt trời. Các nhà thiên văn học ở ĐH LAquila đã phát hiện các “điểm đen” gió mặt trời trong khu vực không gian hình cầu, có đường kính lớn hơn đường kính Trái đất từ 50 đến 500 lần. Lần đầu tiên các chuyên gia thấy rằng các “điểm đen” ấy nóng hơn so với những nơi khác có gió mặt trời. Phát hiện được thực hiện nhờ các dữ liệu do hai tàu thăm dò Helios 1 và Helios 2 thu thập.

Tìm thấy hạt pentaquark mới

Giáo sư Vật lý người Ba Lan, ông Tomasz Skwarnicki ở ĐH Syracuse (Mỹ), vừa phát hiện các chứng cứ về sự tồn tại của 3 hạt hạ nguyên tử, gọi là ngũ quark (pentaquark) chưa từng gặp từ trước đến nay. Đặc trưng cấu tạo của các ngũ quark mới này là chúng được chia thành 2 phần. Phát hiện của giáo sư Skwarnicki có thể giúp hiểu sâu hơn về cấu tạo vật chất trong vũ trụ. Cho đến nay, người ta vẫn biết rằng ngũ quark bao gồm 5 hạt cơ bản gọi là quark, liên kết với nhau thành một nhóm. Tuy nhiên, Giáo sư Skwarnicki đã khẳng định sự tồn tại của 3 hạt ngũ quark, mỗi hạt bao gồm 2 phần: Phần barion với 3 hạt quark và phần mezon với 2 hạt quark.

Theo Interia; Onet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ