Tàu Hayabusa được phóng vào vũ trụ 12/2014. Mục tiêu của nó là tiểu hành tinh Ryugu. Sau hành trình hơn 3 năm, con tàu đã tiếp cận mục tiêu ngày 27/6/2018).
Sau giai đoạn quan sát ban đầu, vào tháng 9 và tháng 10/2018, con tàu giải phóng 2 xe đổ bộ - tự hành MINERVA II và MASCOT, xuống bề mặt tiểu hành tinh và thực hiện một loạt.
Đến cuối 10/2018, con tàu đã thực hiện 3 lượt bay thử nghiệm đến gần bề mặt tiểu hành tinh, với khoảng cách gần nhất là khoảng 20 mét. Từ đầu năm 2019, việc chuẩn bị lấy mẫu vật chất từ bề mặt hành tinh được tiến hành. Chiến dịch lấy mẫu vật chất được thực hiện từ 21 - 22/2 và đã thành công.
Các quan sát và đo đạc trong hàng tháng trời cho phép thu thập những thông tin thú vị về đề tài tiểu hành tinh này. Ryugu quay xung quanh trục chính một vòng hết khoảng 7,63 giờ. Kích thước của tiểu hành tinh là 1004 m x875 m; thể tích của nó là 0,377 km2.
Ryugu có khối lượng riêng là 1,19 g/cm3. So sánh với khối lương riêng các thiên thạch carbon (khoảng 2,4 g/cm3), tiểu hành tinh này có độ rỗng hơn 50% trong cấu trúc. Đây là phát hiện thú vị, cho thấy Ryugu hình thành do kết quả va chạm của 2 thiên thể.
Tiểu hành tinh có suất phản chiếu từ 1,4 - 1,8%. Đây là một trong những thiên thể tối nhất trong Hệ Mặt trời; đồng thời đây cũng là “câu đố” dành cho các nhà khoa học, bởi các tiểu hành tinh hay thiên thạch carbon thông thường có suất phản chiếu khoảng 3 - 4%.
Ryugu, mặc dù cũng thuộc nhóm đối tượng này, nhưng lại là tiểu hành tinh sẫm màu hơn. Hiện tại, câu trả lời khả dĩ đối với vấn đề này là trong quá khứ xa xôi đã xuất hiện các quá trình nhiệt bên trong một tiểu hành tinh lớn hơn mà Ryugu có thể là một thành phần. Ryugu có thể có đường kính vài trăm km.
Sự bất ngờ đối với các nhà khoa học là sự hiện diện của một lượng lớn đá vụn trên bề mặt. Số lượng những tảng đá vụn như vậy lớn hơn khoảng 2 lần so với lượng đá vụn trên bề mặt tiểu hành tinh Itokawa mà trước đó tàu Hayabusa 1 đã ghé thăm. Tảng đá lớn nhất trên bề mặt Ryugu có chiều dài khoảng 160 m.
Mặt khác có những ý kiến cho rằng chúng ta vẫn biết rất ít về hình dạng bề mặt những tiểu hành tinh nhỏ và có thể nhiều tiểu hành tinh cũng có nhiều đá vụn như vậy.
Số lượng đá vụn cũng rất đáng chú ý đối với việc khai thác các thiên thể nhỏ trong tương lai: Việc hạ cánh trên những thiên thể này có thể sẽ rất khó khăn.
Sứ mệnh Hayabusa 2 vẫn đang ở trong giai đoạn đầu khai thác tiểu hành tinh Ryugu. Con tàu sẽ tiếp tục bay gần Ruygu đến tháng 12/2019, sau đó nó sẽ quay trở về Trái đất.