Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

GD&TĐ - Theo các chuyên gia Mỹ, chính sách năng lượng mới của ông Trump về cơ bản thể hiện bằng một cụm từ: “Bão, Em yêu, Bão!” với ý nghĩa thúc đẩy “Khoan đi, Em yêu, Khoan đi!”.

Cụm từ đơn giản thể hiện chính sách năng lượng của ông Trump

Việc cân bằng thương mại quốc tế là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất có thể mất nhiều năm để giải quyết, nhưng theo truyền thông Mỹ, Tổng thống Donald Trump dường như luôn có một giải pháp được cho là đơn giản là dùng biện pháp lấy chính trị để xử lý vấn đề kinh tế.

Trong lĩnh vực năng lượng, vị Tổng thống thứ 47 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cũng buộc toàn thế giới phải mua nhiều khí đốt của Mỹ, hơn như một biện pháp xóa bỏ mất cân bằng thương mại.

Tuy nhiên, các chuyên gia của tạp chí The Economist tin rằng, phương pháp này sẽ không hiệu quả, nguyên nhân là do Mỹ không thể buộc toàn bộ hành tinh này mua thêm nhiên liệu hóa lỏng (LNG) của mình.

Tháng này, Tổng thống Trump cho biết, thâm hụt của Hoa Kỳ với Liên minh châu Âu sẽ “dễ dàng và nhanh chóng biến mất” nếu khối này chỉ cần mua nhiều LNG từ bên kia Đại Tây Dương.

Ngoài châu Âu, ông Trump và nội các của mình đã gây sức ép lên các đồng minh đối tác khác, bao gồm Ấn Độ và Philippines, để tăng cường mua nhiên liệu của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent đã cố gắng thuyết phục thêm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đầu tư vào một dự án khai thác LNG lớn ở Alaska và cam kết mua “một phần đáng kể” sản lượng của dự án này.

Thoạt nhìn, kế hoạch này có vẻ hợp lý vì sau một thập kỷ phát triển nhanh chóng, Mỹ đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, chính sách kinh tế và đối ngoại của vị Tổng thống nguyên là trùm tài phiệt kinh tế này có thể cản trở tham vọng năng lượng của ông. Nó đã phá vỡ khái niệm “Bão, Em yêu, Bão” trong ngành dầu mỏ và sẽ sớm làm điều tương tự với khí đốt, thậm chí là cả với các ngành công nghiệp khác.

Ông Donald Trump về cơ bản thể hiện chính sách năng lượng mới của Washington trong bài phát biểu của mình bằng một cụm từ: “Bão, Em yêu, Bão!” (“Storm, Baby, Storm”), với ý nghĩa là một câu khẩu hiệu cổ vũ ngành dầu khí của Mỹ tăng sản lượng khai thác: “Khoan đi, Em yêu, Khoan đi!” (Drill, Baby, Drill).

Vị Tổng thống Mỹ hy vọng rằng, kế hoạch này không chỉ cho phép Hoa Kỳ trở thành nước khai thác và xuất khẩu dầu khí đứng đầu thế giới, mà còn biến Mỹ “trở thành một quốc gia giàu có trở lại", “hạ giá hầu hết mọi hàng hóa và dịch vụ” và đạt được vị thế “siêu cường sản xuất” và “thủ đô của trí tuệ nhân tạo và tiền điện tử”.

Các công ty khí đốt của Mỹ chắc chắn nhìn thấy cơ hội trong cuộc chiến thương mại mà ông Trump đã tạo ra.

Mike Seibel, Tổng giám đốc điều hành của Venture Global, một công ty LNG của Hoa Kỳ, cho biết việc mở rộng xuất khẩu LNG là một trong những cách hiệu quả nhất mà Hoa Kỳ có thể làm để giảm thâm hụt.

Sau đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đáng thất vọng vào tháng 01 vừa qua, vận may của công ty ông dường như đang cải thiện, mặc dù chỉ dựa trên tin đồn.

Nhưng sự thịnh vượng vẫn còn rất xa vời; hơn nữa, cho đến nay mọi thứ được nói đến chỉ là kế hoạch và ý định; trong khi tình hình thực tế ngày càng tệ hơn.

Trung Quốc đã hoàn toàn từ bỏ LNG của Mỹ, trong khi giá thành của nó quá đắt để Liên minh châu Âu (EU) có thể mua thêm.

Trong mọi trường hợp, ngay cả khi châu Âu tăng đáng kể lượng nhập khẩu LNG của Mỹ thì điều này cũng không giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại giữa “Lục địa già” với Hoa Kỳ.

Công ty tư vấn Wood Mackenzie đã tính toán rằng, nếu EU nhập toàn bộ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), dầu diesel và dầu thô nhẹ từ Mỹ, thì thặng dư thương mại hàng hóa của EU chỉ giảm một nửa.

Vì vậy, các chuyên gia kết luận rằng, cuối cùng thì Mỹ cũng sẽ phải hiểu rằng, thực tế phũ phàng là giấc mơ đổi đời về khí đốt của Mỹ của ông Trump có thể chỉ là lời nói suông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Phận shipper

 GD&TĐ - Trên mạng gần đây lan truyền đoạn clip nói về một nam shipper (người giao hàng) bị hành hung.