Cử tri kỳ vọng vào sự phát triển của giáo dục trong thời gian tới

GD&TĐ - Quan tâm đến việc trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, nhiều cử tri là nhà giáo đánh giá cao phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn Quốc hội sáng 11/11. Ảnh: Nguyễn Khánh
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn Quốc hội sáng 11/11. Ảnh: Nguyễn Khánh

Đồng thời, các nhà giáo bày tỏ sự kỳ vọng vào sự phát triển của giáo dục nước nhà trong thời gian tới.

Lộ trình mong đợi của đại biểu cử tri cả nước

Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh.
Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh.

Theo Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt (Q.8, TPHCM), có rất nhiều ý kiến, nhiều vấn đề được đại biểu đặt ra xoay quanh các nội dung về chính sách, các vấn đề liên quan đến công tác chỉ đạo, hoạch định, định hướng, phối hợp của giáo dục thời gian qua và thực tiễn giáo dục hiện nay, lộ trình mong đợi của đại biểu cử tri cả nước trong thời gian tới.

“Qua theo dõi, bản thân tôi  tâm đắc nhiều ý kiến có tính thực tiễn và thời sự của các đại biểu và nội dung trả lời của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ở đa dạng và đa chiều các mảng vấn đề như: việc đảm bảo chất lượng trong việc dạy và học trực tuyến, tâm thế của học sinh và phụ huynh thích ứng với việc học tập trực tuyến, việc đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Hiện nay nhiều chế độ, chính sách ở mỗi cơ sở giáo dục đang cần nhiều giải pháp và định hướng cụ thể… Hơn hết vai trò của việc giáo dục đạo đức không chỉ trong đội ngũ thầy cô giáo mà còn trong bộ phận học sinh sinh viên nhất là với xu thế phát triển của xã hội như hiện nay.

Việc tăng hàm lượng kiến thức, thiết lập, bổ trợ cho học sinh sinh viên nhiều kỹ năng để kịp thời thích ứng và thích nghi với thực tiễn xã hội hiện nay theo tôi là cần thiết và tiên quyết. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn một số chủ trương, văn bản pháp quy chỉ đạo định hướng của giáo dục so với thực tế ở mỗi địa phương, tỉnh thành là khác nhau ít nhiều cũng gây khó khăn cho mỗi địa phương trong quá trình tiếp nhận và triển khai thực hiện.

Hy vọng trong thời gian sắp tới giáo dục sẽ có nhiều giải pháp kịp thời, phù hợp, sắc nét để chất lượng giáo dục ngày càng xứng tầm và đáp ứng được nhiều kỳ vọng, mong mỏi của cử tri cả nước”, Thạc sĩ Lê Thị Hồng Anh bày tỏ.

Kỳ vọng giáo dục đại học được quan tâm đặc biệt

PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh
 PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh 

Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), trong những năm qua, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục đại học của nước ta đã có những chuyển biến rất tích cực, có những điểm đột phá tạo ra dấu ấn rất mạnh mẽ.

Nhiều trường đã bứt phá vươn lên mang tầm quốc tế, các trường chú trọng hơn về mặt đảm bảo chất lượng giáo dục. Số trường thực hiện đánh giá trong và ngoài nước ngày càng tăng. Chuẩn mực về đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cũng từng bước nâng cao và tiếp cận được với các chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực để công nhận phó giáo sư và giáo sư cũng được nâng cao hơn rất nhiều.

Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi mạnh và các chương trình đào tạo được xây dựng theo định hướng đảm bảo đầu ra chất lượng, nhiều trường đã mở ra các chương trình đào tạo tài năng, đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Với vai trò một cán bộ quản lý ở trường đại học, tôi kỳ vọng trong thời gian tới dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, giáo dục đại học sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, không còn sự phân biệt công tư.  Hi vọng Giáo dục của Việt Nam sẽ có thêm nhiều đột phá đặc biệt trong tự chủ đại học, hội nhập quốc tế và chuyển đổi số…”,  PGS.TS Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ