Cư dân mạng “choáng” với cô bé người Nhật tính nhẩm siêu nhanh

Có lẽ rất nhiều người sẽ phải nghi ngờ về khả năng học toán của mình sau khi xem cô bé này tính nhẩm.

Cư dân mạng “choáng” với cô bé người Nhật tính nhẩm siêu nhanh

Trong cuộc thi Super Brain 2015 (Siêu trí tuệ), cô bé Tsujikubo, 9 tuổi, đến từ Nhật Bản đã xuất sắc vượt qua các đối thử người Trung Quốc để lên ngôi vô địch, mang vinh quang về cho đất nước mặt trời mọc.

Khả năng tính nhẩm "thần sầu" của cô bé thực sự khiến tất cả những người ngồi tại trường quay phải kinh ngạc.

Đoạn clip được cắt từ chương trình Super Brain 2015.

Mặc dù còn khá nhỏ tuổi, thế nhưng Tsujikubo lại tỏ ra khá tự tin với khả năng tính nhẩm của mình.

Chương trình đưa ra những yêu cầu tính toán khó và phức tạp dần theo từng câu hỏi, nhưng ở phép tính nào cô bé đến từ Nhật Bản này cũng đều thực hiện rất nhanh.

Đặc biệt là ở những đề bài gần cuối, khi mà các thí sinh khác vần còn đang loay hoay thì Tsujikubo đã tính xong khiến tất cả mọi người đều vô cùng ngạc nhiên.

Cư dân mạng “choáng” với cô bé người Nhật tính nhẩm siêu nhanh ảnh 1
Cô bé 9 tuổi khiến nhiều người phải nể vì khả năng của mình.

Sai sót ở 1 phép tính đã khiến đội Nhật Bản bị Trung Quốc dẫn trước.

Áp lực ngày càng nặng nề hơn bao bao giờ hết, thế nhưng bằng khả năng cũng như sự bình tĩnh vốn có của mình, cô bé 9 tuổi vẫn tiếp tục tính toán một cách siêu nhanh và chính xác.

Chính điều đó đã mang lại chiến thắng chung cuộc cho Nhật Bản.

Một vị giám khảo đã nhận xét rằng: "Lượt thi đấu cuối cùng, rõ ràng cô bé 9 tuổi cầm đao chém chém, làm cho chúng ta biết cái gì là sự tồn tại của thần giới tính nhẩm".

Một người khác cũng cho ý kiến: "Tốc độ của cô bé ít nhất nhanh gấp 5 lần so với các bạn khác".

Phía dưới đoạn clip, rất nhiều cư dân mạng cũng đã bày tỏ sự thán phục của mình với cô bé này. Đa số mọi người đều bình luận rằng: "cô bé rất giỏi", "nể quá", "khâm phục bé quá"...

Sau khi đăng tải, đoạn clip cũng đã nhận được gần 900 lượt chia sẻ.
Theo soha

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.