Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trong khối ASEAN, nhiều quốc gia đã phải đẩy mạnh cộng tác phòng chống dịch một cách quyết liệt. Lào quốc gia hiện có số ca mắc COVID-19 thấp nhất đã huy động hơn 2000 y bác sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên y tế và lực lượng cảnh sát trong chống dịch. Indonesia đã phải đẩy mạnh nâng cao năng lực phòng thí nghiệm, tiến hành điều trị, cách ly xã hội. Myanmar hủy tất cả các lễ hội, sự kiện tập trung đông người.
Tại Philippines, những người bác sĩ, nhân viên y tế đứng đầu chiến tuyến chống dịch được coi là những người hùng. Bộ trưởng Y tế Singapore đã đặc biệt nhấn mạnh dịch bệnh COVID-19 là mối đe dọa chưa từng có khiến các nước ASEAN cần chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Thái Lan vừa chính thức ghi nhận một trường hợp tử vong ở tỉnh Rayong do Covid-19. Như vậy, đây lần đầu tiên sau hai tháng tại quốc gia này mới xuất hiện trường hợp tử vong do Covid-19, đưa tổng số người chết do Covid-19 lên 61 người.
Việt Nam với kinh nghiệm khống chế SARS năm 2003, và đặc biệt là công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả thời gian qua. Với kinh nghiệm của mình Việt Nam đã nhanh chóng và tích cực phối hợp hành động chung trong cộng đồng ASEAN để cùng ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Các quốc gia ASEAN đã có hành động phù hợp kích hoạt mạng lưới y tế khẩn cấp trong lòng ASEAN và với 3 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, cũng như hợp tác chặt chẽ với WHO.
Là một trong các quốc gia ASEAN đầu tiên ảnh hưởng bởi Covid-19, đến nay công tác phòng chống dịch đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam đã giảm được tác động tiêu cực của Covid-19 do nhập cảnh từ nước ngoài và làm chậm lại quá trình lây nhiễm trong cộng đồng. Cho đến thời điểm này Việt Nam tiếp tục là quốc gia được ghi nhận ngăn chặn hiệu quả dịch Covid – 19 lây lan trong cộng đồng.
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, những kết quả này nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm vào cuộc đầy trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân. Đặc biệt là việc áp dụng 4 chiến lược: Ngăn ngừa – Phát hiện sớm – Cách ly và Kiểm soát cùng với sự tham gia của các địa phương để huy động mọi nguồn lực. Việt Nam đã chia sẻ cùng các quốc gia trong cộng đồng ASEAN để tương trợ lẫn nhau cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.
Với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN Năm 2020, Việt Nam đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của tình đoàn kết ASEAN và tinh thần gắn kết, tương trợ lẫn nhau cộng đồng chung ASEAN trong đối mặt với dịch bệnh Covid-19 và những thách thức tương tự cũng như tái khẳng định cam kết Sức khỏe cho tất mọi người dân trong ASEAN, sẵn sàng ứng phó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Các quốc gia trong khối đã khẳng định nỗ lực đẩy mạnh chia sẻ thông tin kịp thời, ngăn ngừa, phát hiện sớm dịch bệnh, biện pháp ứng phó, cập nhật giám sát dịch tễ học, nghiên cứu lâm sàng về virus, hướng dẫn kỹ thuật thông qua các cơ chế hợp tác lĩnh vực sức khỏe hiện hành của ASEAN như các cuộc họp SOM ASEAN, ASEAN+3, Mạng lưới Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) ASEAN, Mang lưới đào tạo dịch tễ học ASEAN+3, và Trung tâm BioDiaspora Virtual ASEAN.