Tại Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte sẽ áp dụng lại các hướng dẫn làm việc tại nhà do số ca mắc Covid-19 tăng vọt chỉ vài tuần sau khi dỡ bỏ chúng. Thứ 6 tuần trước, Hà Lan đã áp dụng lại các quy định hạn chế đối với quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm để ngăn chặn một loạt các bệnh lây nhiễm ở thanh thiếu niên. Động thái này diễn ra chỉ 2 tuần sau khi hầu hết các biện pháp ngăn chặn được dỡ bỏ do số ca mắc giảm nhờ việc tiêm chủng được triển khai mạnh.
Hôm qua, lần đầu tiên trong 6 tháng, số ca mắc trong ngày đã tăng lên 10.000. Chính phủ Hà Lan đã hủy bỏ tất cả các lễ hội và sự kiện kéo dài nhiều ngày với đám đông lớn đến ngày 14/8 để chống dịch.
Malaysia báo cáo 11.618 ca mắc Covid-19 mới vào hôm qua – một kỷ lục khi nước này đang vật lộn để ngăn chặn sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới. Đây là kỷ lục thứ 4 của Malaysia trong vòng chưa đầy 1 tuần. Bên cạnh đó, số ca tử vong mới là 118 ca, nâng tổng số ca tử vong lên 6.503 ca. Số ca mắc tại đây là 867.567 ca. Nhà chức trách cho biết số ca mắc tăng lên là do việc xét nghiệm được tăng cường và tiêm chủng được xem là giải pháp cho đại dịch Covid-19.
Malaysia bắt đầu phong tỏa toàn quốc lần 3 vào ngày 1/6 ngay sau khi cán mốc 9.000 ca mắc lần đầu tiên vào 29/5.
Trung Quốc cho biết một số khu vực sẽ bắt đầu tiêm phòng Covid-19 cho thanh thiếu niên vào tháng này khi đất nước đẩy mạnh việc tiêm chủng. Theo đó, khu vực Tây Nam và Quảng Tây, thành phố Jingmen ở Hồ Bắc sẽ bắt đầu tiêm cho người từ 15 đến 17 tuổi và trẻ em từ 12 đến 14 tuổi vào tháng 8 tới. Đến cuối tháng 10, các cơ quan chức năng đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho tất cả các đối tượng đủ điều kiện trong độ tuổi từ 12-17.
Trung Quốc đã cố gắng kiềm chế dịch bệnh trong nước, sử dụng 1,4 tỷ liều vắc xin, chiếm 2/5 số liều toàn cầu.
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) hôm qua từ chối đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào về việc kết hợp các loại vắc xin Covid-19 với các liều tiêm từ các nhà sản xuất khác nhau. Họ cho rằng còn quá sớm để xác nhận liệu có cần tiêm thêm mũi nhắc lại hay không và thời gian để làm việc này. Tuy nhiên, họ cho biết cả 2 liều vắc xin 2 mũi, chẳng hạn như từ Pfizer, AstraZeneca và Moderna đều cần thiết để bảo vệ chống lại biến thể Delta lây lan nhanh.
EMA không đưa ra khuyến nghị chắc chắn nào về việc tăng liều, nhưng khuyên các quốc gia nên tính đến một số điều kiện. “Để đáp ứng những nhu cầu này và tăng tỷ lệ tiêm chủng, các quốc gia có thể điều chỉnh chiến lược của mình… dựa trên tình hình dịch tễ học và sự lưu hành của các biến thể cũng như bằng chứng ngày càng thể hiện rõ về hiệu quả của vắc xin chống lại các biến thể” – EMA cho biết trong một tuyên bố.
Tổ chức Y tế thế giới WHO hôm qua cho biết làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang tăng mạnh ở một số quốc gia Trung Đông có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng do biến thể Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp. Sau khi số ca mắc và tử vong ở khu vực Đông Địa Trung Hải trong 8 tuần, WHO cho biết số ca mắc tăng mạnh ở Libya, Iran, Iraq và Tunisia. Dự kiến số ca mắc sẽ tăng vọt ở Lebanon và Morocco.
Tuần tới, các quốc gia trong khu vực sẽ kỷ niệm ngày lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo vốn có những đám đông tụ họp khiến dịch bệnh dễ lây lan.
Văn phòng khu vực của WHO tại đây cho biết “WHO lo ngại sự bùng phát COVID-19 hiện tại có thể tiếp tục đạt đỉnh điểm trong những tuần tới với những hậu quả thảm khốc”. Theo WHO, nguyên nhân là do thiếu sự tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội và y tế cộng đồng. Bên cạnh đó là do tỷ lệ tiêm chủng thấp và sự lây lan của các biến thể mới.
WHO khu vực nhấn mạnh Tunisia là quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên đầu người cao nhất tại đây và ở châu Phi. Trong khi đó số ca mắc hàng ngày đã tăng gần gấp 2 ở Iran trong vòng 4 tuần đến đầu tháng 7.
Số ca mắc Covid-19 ở Đông Địa Trung Hải, gồm Pakistan, Afghanistan, Somalia, Djibouti và các quốc gia Trung Đông đã vượt 11,4 triệu ca. Trong khi đó hơn 223.000 đã được báo cáo.