Công nhận hiệu trưởng trường ĐH nên thu về một mối

GD&TĐ - Về việc công nhận hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đang xin ý kiến góp ý dư luận đang đưa ra 2 phương án.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phương án 1: Tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trình Bộ GD&ĐT công nhận; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, đột xuất, nếu thấy cần thiết;”

Phương án 2: Tổ chức thực hiện quy trình bầu hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng trình cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của hiệu trưởng hằng năm; lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ, đột xuất, nếu thấy cần thiết;”

TS. Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), Ủy viên thường trực Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam – nghiêng về phương án 1. Ông cho rằng, lâu nay, quản lý nhà nước về GD&ĐT là Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT với tư cách là cơ quan quản ký nhà nước đặt ra quy rình bổ nhiệm, tiêu chuẩn của hiệu trưởng và các phó hiêu trưởng. Hội đồng trường căn cứ vào các quy định trên của Bộ GD&ĐT chọn nhân sự cụ thể. Sau đó, phải trình Bộ GD&ĐT công nhận.

“Bộ GD&ĐT là cơ quan đưa ra chuẩn thì đồng thời phải là cơ quan giám sát việc thực hiện chuẩn. Tuy nhiên, xin nhấn mạnh lại, Bộ GD&ĐT chỉ công nhận, không phải bổ nhiệm” – TS Lê Viết Khuyến nêu quan điểm.

Trước băn khoăn về vai trò của bộ chủ quản hiện nay, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, tiến tới phải xóa bộ chủ quản. Khi chưa làm được việc này, các Bộ có trường ĐH có quyền cử người tham gia vào hội đồng trường. Đó là đại diện tiếng nói của bộ chủ quản trong hội đồng trường. Bộ có quyền thay đổi đại diện của mình bất cứ lúc nào. Khác với thành phần bầu là có nhiệm kỳ.

TS Lê Viết Khuyến
TS Lê Viết Khuyến

Về vấn đề này, dự thảo tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng đưa ra lý do cho ý kiến cho rằng sửa đổi quy định về Hội đồng trường (Điều 16) và quy định về Hiệu trưởng (Điều 20) theo hướng là Hội đồng trường tổ chức thực hiện quy trình bầu Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng trình Bộ GDĐH công nhận.

Cụ thể: Thực hiện tự chủ ĐH, dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường ĐH nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu hiệu trưởng và trình kết quả bầu để Bộ GD&ĐT công nhận nhằm thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về GD đại học, thực hiện giám sát các tiêu chuẩn cũng như việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các chức danh lãnh đạo trong các cơ sở GD đại học, thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD đại học trên toàn hệ thống.

Bộ GD&ĐT không can thiệp vào công tác nhân sự và quá trình bầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của Hội đồng trường; chỉ công nhận nếu kiểm tra hồ sơ thấy đã thực hiện đầy đủ các quy trình và tiêu chuẩn đã được quy định, nhằm quản lý chức danh hiệu trưởng trên mặt bằng tiêu chuẩn năng lực chung trong toàn hệ thống.

Thực hiện phương án này cũng đồng thời thực hiện chủ trương trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp” trong quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.