Công nghệ mới đưa cảm giác ảo đến đầu ngón tay

GD&TĐ - Cựu binh Garrett Anderson (Mỹ) chưa bao giờ biết đến niềm vui khi được nắm tay cả hai đứa con của mình cùng một lúc. Vết đạn xuyên qua cánh tay phải khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ ở Iraq vào năm 2005, đã cắt lìa cách tay Anderson ngay dưới khuỷu tay.

Công nghệ mới cho phép cánh tay giả của cựu binh Garrett Anderson cảm nhận được khi chạm vào tay các con.
Công nghệ mới cho phép cánh tay giả của cựu binh Garrett Anderson cảm nhận được khi chạm vào tay các con.

Hiện tại, cựu chiến binh về hưu ở Illinois này đeo một cánh tay giả cho phép anh nhặt đồ vật và có khả năng di chuyển cơ bản. Nhưng nó không thể tái tạo cảm giác chạm như một cánh tay thật.

Tuy nhiên, giờ đây, với công nghệ “thực tế ảo” lớp da thứ hai mới - được thiết kế để hoạt động với cả ứng dụng cho chi giả và ứng dụng chơi game - có thể thay đổi điều đó.

Hệ thống phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Tây Bắc (Mỹ) và được mô tả trên tạp chí Nature là sự kết hợp của 32 bộ truyền động lập trình riêng lẻ - một thiết bị phát ra các xung điện hoặc rung động được nhúng vào một vật liệu dẻo làm từ silicon bám vào da.

Điều khiển bởi màn hình cảm ứng không dây như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, mỗi bộ truyền động với kích thước của một đồng xu nhỏ sẽ rung để tạo ra cảm nhận về xúc giác.

Người dùng có thể kiểm soát áp lực và mô hình của cảm giác. Anderson đã thử hệ thống này, tích hợp nó với bộ phận giả của mình. Trong khi đeo một miếng vá trên da, anh có thể cảm nhận được cảm giác từ đầu ngón tay giả của mình truyền lên cánh tay.

Theo thời gian, bộ não chuyển đổi cảm giác đó thành những gì mà nhà nghiên cứu John Rogers mô tả là “cảm giác thay thế”.

Các tác giả cho biết thiết bị này cũng có thể được sử dụng cho các tương tác xã hội, cung cấp một cú đánh tay với những người thân yêu trong một cuộc gọi video hoặc một cú vỗ vai khích lệ cho đồng đội trong trò chơi ảo...

“Xúc giác ảo của chúng tôi cung cấp kết nối tình cảm sâu sắc nhất, sâu đậm nhất giữa mọi người”, GS Rogers nói trong một tuyên bố.

Trong nghiên cứu vừa được công bố, các tác giả đã mô tả một kịch bản trong đó một cô gái trẻ có thể chạm vào tay bà của mình từ đầu bên kia của một cuộc gọi trực tuyến qua màn hình.

“Chúng tôi quan tâm đến xúc giác tinh tế - một cú vuốt ngón tay qua cánh tay hoặc vai, hoặc một mô hình cảm giác có thể được tái tạo bằng cảm giác ảo thay thế”, Rogers nói với truyền thông.

Thiết bị không dây và không cần nguồn pin. Nó sử dụng các giao thức liên lạc gần trường tương tự được tìm thấy trong các ứng dụng ngân hàng của điện thoại thông minh, chẳng hạn như Apple Pay.

“Với sơ đồ cung cấp năng lượng không dây này, chúng tôi hoàn toàn tránh được nhu cầu về pin, với trọng lượng, kích thước, số lượng lớn và tuổi thọ hoạt động hạn chế của chúng” - Rogers cho biết - “Kết quả là một hệ thống mỏng, nhẹ, có thể đeo được và sử dụng mà không bị ràng buộc, vô thời hạn”.

Đối với Anderson, công nghệ cuối cùng có thể cho phép anh cảm nhận được tay của 2 đứa con mình khi nắm chúng cùng lúc. Nhưng nó cũng sẽ có những ứng dụng thực tế, chẳng hạn như có thể cảm nhận được cường độ lực mà người sử dụng khi nắm một vật dễ vỡ hoặc chạm vào ai đó.

“Tôi nhớ khi tôi bị thương lần đầu tiên, tôi đã nắm lấy tay mẹ tôi và suýt làm gãy tay bà vì tôi không biết mức độ lực mà tôi đang sử dụng”, Anderson nói với AFP. Rogers cho biết mục đích của ông là cải thiện chất lượng cuộc sống và làm việc với Anderson là “một trải nghiệm sâu sắc”.

Theo AFP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ