Công dụng bất ngờ của lá trầu không

GD&TĐ - Lá trầu là dược liệu hữu ích giúp giảm đau, nhức mỏi, đau bụng, đầy hơi và nhiều chứng bệnh khác.

 Lá trầu giúp điều trị các vấn đề liên quan đến ho và cảm lạnh. (Ảnh: ITN).
Lá trầu giúp điều trị các vấn đề liên quan đến ho và cảm lạnh. (Ảnh: ITN).

Lá trầu là một loại cây dây leo thuộc họ hồ tiêu, chủ yếu được tiêu thụ ở Ấn Độ và các nước châu Á khác. Những chiếc lá hình trái tim xanh mướt này có lợi ích to lớn với sức khỏe.

Giúp giảm đau

Lá trầu là một loại thuốc tuyệt vời giúp giảm đau tức thì. Nó có thể được sử dụng để giảm đau do vết cắt, vết bầm tím, phát ban. Tạo một hỗn hợp sệt với lá trầu non và đắp lên vùng bị ảnh hưởng. Nước ép lá trầu sẽ giúp giảm đau bên trong cơ thể.

Giảm táo bón

Lá trầu là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Nó phục hồi mức độ PH bình thường trong cơ thể và giúp giảm đau dạ dày.

Người Ấn Độ thường ăn lá trầu để giảm táo bón. Giã nát lá trầu không và cho vào nước ngâm qua đêm. Uống nước vào buổi sáng khi bụng đói để dễ đi tiêu.

Cải thiện tiêu hóa

Lá trầu được khuyên dùng vì tính tống hơi, chống đầy hơi và vì những đặc tính giúp bảo vệ đường ruột. Lá trầu làm tăng quá trình trao đổi chất kích hoạt lưu thông và kích thích ruột hấp thụ các vitamin cùng các chất dinh dưỡng quan trọng.

Giảm các vấn đề về hô hấp

Lá trầu giúp điều trị các vấn đề liên quan đến ho và cảm lạnh. Nó là một phương thuốc tuyệt vời cho những người bị tức ngực, tắc nghẽn phổi và hen suyễn.

Thoa một ít dầu mù tạt lên lá, hơ nóng và đắp lên ngực để chữa tắc nghẽn. Bạn cũng có thể đun sôi vài chiếc lá trong nước, thêm bạch đậu khấu, đinh hương và quế vào hai cốc nước. Tiêu thụ hỗn hợp này hai đến ba lần một ngày để giảm nghẹt mũi và các vấn đề về hô hấp.

Đặc tính sát trùng và chống nấm

Lá trầu có đặc tính khử trùng tuyệt vời vì chúng rất giàu polyphenol, đặc biệt là chavicol mang lại khả năng bảo vệ kép khỏi vi trùng. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp và viêm tinh hoàn.

Đặc tính chống nấm tuyệt vời của nó giúp giảm nhiễm trùng nấm ngay lập tức. Đắp lá trầu không để diệt nhiễm nấm ở vùng bị ảnh hưởng.

Duy trì sức khỏe răng miệng

Lá trầu được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để kích thích chức năng hệ thần kinh trung ương. (Ảnh: ITN).

Lá trầu được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để kích thích chức năng hệ thần kinh trung ương. (Ảnh: ITN).

Lá trầu được ban cho nhiều chất kháng khuẩn, giúp chống lại hiệu quả một loạt vi khuẩn trú ngụ trong miệng gây ra mùi hôi đặc trưng, cũng như các vấn đề về mảng bám và sâu răng.

Nhai một lượng nhỏ bột lá trầu sau bữa ăn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột mà còn chống hôi miệng cũng như giảm đau răng, đau nướu, sưng tấy và nhiễm trùng răng miệng.

Giảm đau khớp

Một kho tàng các hợp chất chống viêm được tìm thấy trong lá trầu, giúp giảm đáng kể sự khó chịu và đau nhức ở khớp - dấu hiệu nổi bật của nhiều bệnh suy nhược mãn tính như viêm khớp dạng thấp, loãng xương...

Hâm nóng một bó lá trầu tươi, buộc chặt xung quanh các xương và khớp bị ảnh hưởng làm giảm đáng kể cường độ đau, viêm ở vùng đó và làm giảm các triệu chứng viêm khớp.

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy, bột lá trầu có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 mới được chẩn đoán.

Ngăn ngừa ung thư

Lá trầu đã chứa nhiều hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa, chống đột biến. Ngoài ra, lá trầu còn chứa rất nhiều chất phytochemical có lợi ích chống ung thư.

Chống trầm cảm

Lá trầu được sử dụng từ lâu như một phương thuốc tự nhiên để kích thích chức năng hệ thần kinh trung ương. Sự hiện diện của các hợp chất phenolic thơm trong lá trầu kích thích giải phóng catecholamine hỗ trợ tăng cường cảm giác hạnh phúc và nâng cao tâm trạng. Do đó nhai lá trầu là một cách đơn giản để đánh bại trầm cảm.

Theo Netmeds

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.