Công cụ xác định quần thể thực vật

GD&TĐ - Thông thường, nếu muốn kiểm tra xem hai cây cùng một loài có xuất phát từ các quần thể khác nhau về mặt di truyền hay không, việc phân tích ADN của chúng là cần thiết.

Phương pháp mới giúp xác định nhanh và hiệu quả hơn.
Phương pháp mới giúp xác định nhanh và hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã phát hiện, việc phân tích các đặc tính của lá cây là một giải pháp thay thế nhanh chóng và đơn giản hơn.

Kỹ thuật mới được phát triển bởi nhóm nghiên cứu do ông Dawson White thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field tại Chicago và Lance Stasinski từ Đại học Maine (Mỹ) dẫn đầu.

Trong khi tiến hành các nghiên cứu thực địa ở Alaska, Stasinki và các đồng nghiệp đã cố gắng xác định xem liệu hai quần thể cây bụi thường xanh họ Dryas cách biệt nhau về địa lý có giống hệt về mặt di truyền không.

Để xác định điều đó, phương pháp điển hình là thu thập mẫu từ thực vật trong từng quần thể. Sau đó, gửi những mẫu thu thập được đến phòng thí nghiệm để phân tích ADN. Tuy nhiên, đây là một quá trình tốn nhiều công sức, có thể mất hàng tuần để nhận được kết quả.

Các nhà khoa học đã thu thập những mẫu như vậy. Tuy nhiên, họ đã sử dụng một thiết bị cầm tay được gọi là máy đo quang phổ. Nhờ đó, có thể xác định lượng ánh sáng phản xạ khỏi lá cây, cũng như bước sóng nào tạo nên ánh sáng phản xạ đó.

Nhờ phương pháp mới, nhóm nghiên cứu có thể thực hiện nhanh chóng và chính xác. Nghiên cứu được mô tả trong một bài báo xuất bản trên tạp chí New Phytologist.

Mặc dù, các cây Dryas từ hai quần thể trông giống hệt nhau, nhưng chúng đã tiến hóa để phản xạ ánh sáng theo hai cách khác nhau. Khi phân tích ADN trên các mẫu, nhóm nghiên cứu nhận thấy, hai quần thể thực sự có bộ gen hơi khác nhau. Từ đó, dẫn đến sự khác biệt về độ phản xạ trên lá của chúng.

“Các nhà sinh vật học qua đào tạo thường có thể đi bộ vào thực địa và xác định nhiều loài bằng mắt thường. Tuy nhiên, những phân tích di truyền để tiết lộ các quần thể rất quan trọng đối với việc bảo tồn và nghiên cứu tiến hóa”, ông Dawson White cho biết.

Trong nghiên cứu này, nhóm nhà khoa học đã chứng minh rằng, có thể sử dụng ánh sáng thay vì ADN để xác định các quần thể thực vật, với mức độ chi tiết tương tự. Phương pháp mới này nhanh và rẻ hơn rất nhiều so với thử nghiệm di truyền. Đồng thời, có thể tăng đáng kể hiệu quả trong việc giám sát đa dạng sinh học.

Các nhà nghiên cứu hy vọng, công nghệ mới này có thể được sử dụng để phân tích quần thể thực vật từ trên không, bằng cách gắn phần cứng của thiết bị vào máy bay không người lái.

Theo New Atlas

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.