Con người có thể tải não của mình vào máy tính để trở nên bất tử

GD&TĐ - Nghe điều này giống như trong bộ phim viễn tưởng nhưng việc đưa bộ não vào máy tính để đạt được sự bất tử sẽ sớm trở thành hiện thực.  

Giáo sư Brian Cox
Giáo sư Brian Cox

Trong một cuộc phỏng vấn, giáo sư, nhà vật lý học người Anh Brian Cox cho rằng kỹ thuật được gọi là “điểm kỳ dị công nghệ” này có thể ra đời sớm hơn bạn nghĩ.

Giáo sư Cox cho rằng không có lý do gì để trí thông minh của loài người lại không được mô phỏng bằng máy tính, mặc dù ông không nói ra thời gian điều này xảy ra.

Điểm kỳ dị công nghệ là một kỹ thuật mà các chuyên gia tin rằng có thể được dùng trong tương lai để truyền trí não của một người sang dạng dữ liệu kỹ thuật số và “tải” nó vào một máy tính cực kỳ mạnh mẽ.

Điều này cho phép bạn sống trong một thế giới của những trải nghiệm ảo vô hạn và đạt được sự bất tử một cách hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng có thể dùng điểm kỳ dị công nghệ để truyền não người vào máy tính
Các chuyên gia cho rằng có thể dùng điểm kỳ dị công nghệ để truyền não người vào máy tính

Giáo sư Cox không phải là người duy nhất có tham vọng này. Năm ngoái, ông Ray Kurzweil, giám đốc kỹ thuật của Google, đã dự đoán rằng chỉ trong 30 năm nữa, loài người có thể tải toàn bộ não của mình vào máy tính và trở nên bất tử.

Ông Kurzweil cũng cho rằng các bộ phận sinh học của con người có thể được thay thế bằng các bộ phận máy móc và điều này có thể xảy ra sớm nhất vào năm 2100.

Elon Musk – giám đốc điều hành của hãng Tesla và Space X - đã lên tiếng về điểm kỳ dị công nghệ, ông cho rằng cơ hội chúng ta không sống trong một mô phỏng máy tính chỉ là 1 trong hàng tỷ”.

Giám đốc điều hành Elon Musk của hãng Tesla and SpaceX
Giám đốc điều hành Elon Musk của hãng Tesla and SpaceX

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục. Trong một bài báo trên tờ The Conversation, giáo sư Richard Jones, Phó hiệu trưởng nghiên cứu và đổi mới của Đại học Sheffield đã nêu ra một số “vấn đề nghiêm trọng” với ý tưởng trên.

Ông nói rằng: “Để tái tạo lại trí não về mặt kỹ thuật số, chúng ta sẽ phải có bản đồ của mỗi kết nối và đây là điều vượt xa khỏi khả năng hiện tại của chúng ta.

Thậm chí nếu chúng ta có thể tạo ra một “sơ đồ dây dẫn” như vậy cho một bộ não sống, điều này cũng chưa đủ để hiểu về sự hoạt động của nó. Vì vậy chúng ta cần xác định chính xác cách các nơ ron tương tác ở mỗi điểm kết nối và đây là vấn đề chi tiết ở cấp độ phân tử”.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.