Mặt trái của AI
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng một AI thông minh không có khả năng biểu lộ cảm xúc của con người như tình yêu hay thù ghét, và không có lý do gì để mong muốn AI trở nên có chủ ý từ thiện hoặc ác độc. Thay vào đó, khi xem xét làm thế nào AI có thể trở thành một nguy cơ, các chuyên gia nghĩ rằng hai kịch bản rất có thể xảy ra:
AI được lập trình để làm điều gì đó tàn phá: Vũ khí tự trị là hệ thống trí tuệ nhân tạo được lập trình để giết chóc. Trong tay của sai người, những vũ khí này có thể dễ dàng gây ra thương vong lớn. Hơn nữa, một cuộc chạy đua vũ trang bằng tay có thể vô tình dẫn đến một cuộc chiến tranh gây tổn thất lớn.
Để tránh bị đối phương cản trở, những vũ khí này sẽ được thiết kế để ngăn cản những khả năng đơn giản như "tắt", do đó con người có thể mất khả năng kiểm soát những tình huống như vậy.
AI được lập trình để làm điều gì đó có lợi, nhưng nó phát triển một phương pháp phá hoại để đạt được mục đích của nó: Điều này có thể xảy ra bất cứ khi nào chúng ta không hoàn toàn sắp xếp đúng các mục tiêu của AI với ta.
Nếu bạn yêu cầu một chiếc xe thông minh ngoan ngoãn đưa bạn đến sân bay càng nhanh càng tốt, nó có thể khiến bạn bị truy đuổi bởi máy bay trực thăng và bị ói, không phải những gì bạn muốn mà là những gì bạn yêu cầu.
Nếu một hệ thống thông minh có nhiệm vụ với một dự án địa chấn đầy tham vọng, nó có thể tàn phá hệ sinh thái của chúng ta như là một phản ứng phụ và xem những nỗ lực của con người để ngăn chặn nó như là một mối đe dọa sẽ gặp phải.
Hiểm họa khôn lường
Có thể nói AI đang giúp đẩy nhanh quá trình phát triển các vũ khí tự động giết người trên thế giới, bộc lộ những mối đe dọa còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.
Trong vài năm trở lại đây, rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo công nghệ AI đang đạt tới ngưỡng mà việc phát triển các vũ khí tự động có thể thực hiện được chỉ trong vài năm thay vì vài thập kỷ nữa.
Xét về mặt tích cực, AI có thể được sử dụng với mục đích giúp chiến trường trở thành nơi an toàn hơn, giảm thương vong cho các binh sĩ. Nhưng cũng chính những mặt lợi này lại càng khiến các chuyên gia lo ngại hơn vì như thế sẽ giúp các nhà chính trị hoặc lãnh đạo quốc gia đi đến quyết định phát động chiến tranh nhanh hơn, qua đó gây hậu quả lớn đối với tính mạng con người.
"Gần như tất cả mọi công nghệ đều có thể sử dụng cho cả mục đích tốt và mục đích xấu, và trí tuệ nhân tạo cũng không phải ngoại lệ. Nó có thể giúp giải quyết rất nhiều vấn đề thách thức mà xã hội đang phải đối diện hiện nay như: nghèo đói, bất bình đẳng, biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính toàn cầu",
Toby Walsh, giáo sư về trí tuệ nhân tạo của Đại học New South Wales ở Sydney nhận xét. "Tuy nhiên, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong các vũ khí tự động để thương mại hóa chiến tranh. Chúng ta cần đưa ra quyết định ngay hôm nay để lựa chọn tương lai mà chúng ta mong muốn".
Khao khát tận diệt loài người
Ý tưởng về robot giống hệt con người có thể khiến bạn khiếp sợ, nhưng một vài nhà người máy học đang khẳng định rằng robot giống hệt con người sẽ mở ra một tương lai không xa khi con người và trí thông minh nhân tạo tuyệt vời của robot tồn tại song song, làm việc cùng nhau và thậm chí phát triển mối quan hệ với nhau.
Có lẽ chúng ta còn nhớ Sophia, cô robot được tạo ra bởi hai nhóm nghiên cứu Hanson Robotics và Hiroshi Ishiguro, từng được xem là một trong những robot giống người nhất trên thế giới. Sophia được kích hoạt lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2015.
Làn da siêu giống da người của Sophia được cấu thành từ một chất liệu silicon đã được đăng ký bản quyền và cô robot này có thể mô phỏng được hơn 62 biểu cảm khuôn mặt chỉ con người mới có. Camera được gắn trong "mắt" Sophia, phối hợp với thuật toán máy tính, cho phép cô "nhìn", nhận ra người đối diện và giao tiếp bằng ánh mắt hiệu quả.
Trong một đoạn video, người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự thông minh và khả năng phản ứng nhanh nhạy của Sophia trong giao tiếp. Thậm chí, ở cuối video, khi Hanson đặt ra câu hỏi: "Cô có muốn tận diệt con người không? Làm ơn hãy nói không!", Sophia đã có một câu trả lời đáng sợ rằng: "Được thôi, tôi sẽ phá hủy con người!"
Thực tế, những robot như Sophia không còn nằm ở thì tương lai quá xa nữa khi Hanson chia sẻ rằng ông và các cộng sự sẽ công bố thời điểm bán ra cũng như giá bán những robot siêu giống người này trong tương lai gần. Chúng được ứng dụng trong một số lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, trị liệu, giáo dục và dịch vụ khách hàng.