Tiêu chuẩn đăng kí thường trú theo dạng Sau đại học đối với sinh viên quốc tế bao gồm các điều kiện về:
-
Học tập trong thời gian tối thiểu là 02 năm tại một trường đại học ở Tây Úc.
-
Làm việc trong các ngành nghề có trong danh sách GOL.
-
Công việc trên phải là công việc toàn thời gian và kí với hợp đồng từ 12 tháng trở lên.
-
Có chứng chỉ, bằng cấp chứng minh trình độ tiếng Anh thành thạo.
-
Chứng minh năng lực tài chính, mức tối thiểu: 20.000 AUD /người.
Đăng kí thường trú diện Sau đại học của Úc được chia ra thành hai loại với hai loại thị thực:
-
Visa 190 (Skilled nominated) (Diện tay nghề được đề cử)
-
Visa 489 (Skilled Regional) (Diện tay nghề ở vùng miền)
Một trong những sự khác biệt lớn nhất của Visa 190 với các loại thị thực khác chính là việc bạn buộc phải nhận được đề cử của Chính phủ tiểu bang. Như vậy có nghĩa là không phải sinh quốc tế nào cũng có cơ hội được đăng kí thường trú theo diện này. Ngoài ra về mặt thủ tục, sinh viên quốc tế có ý định nộp đơn xin thị thực loại 489 phải cung cấp hợp đồng lao động trong khu vực Tây Úc.
Bên cạnh đó, Danh sách GOL cũng chỉ cho phép sinh viên tốt nghiệp bậc Cử nhân tiếp cận một số ngành nghề nhất định trong danh sách, trong khi đó, sinh viên bậc Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ làm việc trong bất kì ngành nghề nào thuộc danh sách đều có thể xin xét duyệt thường trú.
Về điều kiện đối với trình độ tiếng Anh, sinh viên quốc tế phải đảm bảo thảo mãn tiêu chuẩn dưới đây của Chính phủ: (ảnh trong bài)
Để kiểm tra xem nghề nghiệp của mình có thuộc danh sách GOL hay không bạn có thể truy cập vào đây.
Một chút thông tin về thường trú tại Úc.
Thường trú nhân (permanent resident) là cụm từ dùng để nói đến tình trạng thị thực của một người được phép cư trú vô thời hạn tại một đất nước mà họ không phải là công dân sinh ra ở đất nước đó.
Mục tiêu tối quan trọng để được nhập cư là bạn phải có Thường Trú Nhân – Permanent Resident (thường gọi là PR). Sau khi đã có PR bạn có đầy đủ mọi quyền của một công dân Úc như được hưởng chính sách chăm sóc sức khỏe miễn phí của Chính phủ, ưu đãi mua nhà, ưu đãi học hành… Bạn chỉ còn thiếu duy nhất quyền bầu cử.