Một số cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con mình bị rụng tóc ở trước trán, từng mảng, ở thóp, hình vành khăn, sau gáy, trên đỉnh đầu... Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có nguy hiểm không? Có phải bé đang thiếu chất gì hay không... là thắc mắc của không ít ông bố bà mẹ. Trước tình trạng đó, có mẹ còn ngay lập tức cho bé uống vitamin, cho bé tắm nắng...
Tuy nhiên, theo chuyên gia BS Nguyễn Đình Tuấn hiện đang làm việc tại viện Pasteur thì trẻ dưới 12 tháng tuổi bị rụng tóc đa số là bình thường, một số ít do bệnh lý, nhưng rụng tóc không liên quan gì đến thiếu protein, hay canxi như mọi người vẫn lầm tưởng.
Sau đây là những nguyên nhân được các bác sĩ nêu ra giúp các mẹ hiểu hơn vì sao con bị rụng tóc:
Nguyên nhân rụng tóc bình thường
Sau khi được sinh ra, do có sự thay đổi về hormon nên tóc của trẻ chuyển sang giai đoạn rụng tóc. Các bà mẹ sau sinh cũng bị rụng tóc bởi nguyên nhân tương tự.
Phần sau đầu bé là nơi rụng tóc nhiều nhất (thường là trẻ dưới 6 tháng tuổi) vì thói quen của bé làm những nơi phải tiếp xúc và chà xát nhiều thì rụng tóc nhiều hơn.
Nhiều trẻ bị hói, vùng hói tóc thường thưa và mượt, loại hói tóc này có thể kéo dài đến 1 tuổi. Điều bố mẹ có thể làm là tận hưởng kiểu tóc phong cách này của bé.
Ảnh: naeyc.
Nguyên nhân bệnh lý (hiếm gặp)
Chỗ hói có màu đỏ, dễ bong ra từng mảng thì có thể đây là tình trạng nhiễm nấm. Ngoài ra, một số em bé có hội chứng nghiện giật tóc. Đây là một tình trạng căng thẳng tinh thần khác khiến các con luôn muốn giật tóc của mình mà không kiềm chế được.
Kết quả là tóc của bé dần dần biến mất, đôi khi lông mày và lông mi bị rụng. Tình trạng này thường không có biểu hiện rõ ràng vì đa số trẻ hay kéo tóc vào ban đêm. Các vùng bị ảnh hưởng bởi rụng tóc thường nằm ở phía bé thuận tay.
Rụng tóc ở đỉnh đầu
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc là chuyện bình thường vì hầu hết tất cả các bé đều rụng tóc ở khoảng 3-6 tháng tuổi để thay tóc mới.
Tóc bé sẽ có một giai đoạn cần được nghỉ ngơi tạm thời mọc ít tuy nhiên các nang tóc vẫn còn và sau giai đoạn đó sẽ mọc trở lại. Giai đoạn nghỉ này kéo dài từ 3-6 tháng, nếu bé bị ốm yếu, căng thẳng, hóc môn thay đổi thì có thể kéo dài thêm.
Ảnh: naeyc.
Rụng tóc ở thóp
Thóp là một trong những nỗi lo của cha mẹ vì cha mẹ thấy nó mỏng manh quá, dễ làm bé tổn thương não bộ quá. Nhưng sự thật thì không như vậy đâu. Cũng như rụng tóc ở thóp là hiện tượng bình thường, vì phần tóc non hay tóc máu giúp bảo vệ phần thóp mềm yếu ớt của bé.
Chúng sẽ rụng đi và thay một lớp tóc mới trưởng thành cứng cáp hơn. Đây chính là “quy luật sống” tất yếu của tóc.
Ảnh: Inclusionpr
Có nên cắt tóc máu cho trẻ
Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ, được hình thành ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, cắt tóc máu cho trẻ là một niềm tin theo dân gian không có minh chứng khoa học, rằng cắt tóc máu cho trẻ sớm, tóc sẽ mọc nhanh hơn, dày hơn, và trẻ sẽ được khỏe hơn.
Tuy nhiên, điều bạn nên nhớ, rằng khi cắt tóc đầu tiên của trẻ, chúng ta chỉ giống như cắt cỏ, có nghĩa là chỉ cắt được phần thân tóc trên da đầu, và hoàn toàn không làm ảnh hưởng gì đến số lượng nang tóc (là rễ để mọc tóc dài ra) nằm ở dưới da đầu.
Không phủ nhận nhiều trường hợp, sau khi cạo tóc xong, các sợi tóc mọc lên lại dày và cứng hơn hẳn. Tuy nhiên, từ trước đến nay, bác sĩ chưa thấy có bằng chứng nghiên cứu nào về việc này.
Bạn cũng nên nhớ, sau khoảng 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu của trẻ sẽ tự rụng, tự thay tóc mới, mà dân gian chúng ta gọi là rụng tóc vành khăn. Đây hoàn toàn là một hiện tượng sinh lý, và rất tiếc không liên quan đến tình trạng thiếu canxi mà dân gian vẫn giữ niềm tin bền vững.
Trước 9 tháng tuổi, bé vẫn có nhiều thời gian nằm hơn là ngồi, lật, và đứng. Và đa phần bé sẽ nằm ngửa. Vì vậy cho nên, nếu gia đình cắt tóc máu cho bé sớm quá, có nhiều bé dù đẹp trai đẹp gái cách mấy, cũng nhìn thấy thương. Vì tóc da đầu mọc lỗ chỗ, không đều, đặc biệt có thể nhìn thấy một vùng cánh đồng hoang ngay sau đầu, vì bé nằm nhiều quá.
Ảnh: Inclusionpr.
Bố mẹ có thể làm gì cho trẻ?
Đối với trường hợp bệnh lý thì bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Đối với trường hợp sinh lý, bố mẹ có thể thay đổi tư thế trẻ khi ngủ, khuyến khích trẻ nằm sấp khi thức. Ngoài ra, bạn chỉ có thể đợi trẻ tự mọc tóc trở lại.
Vậy có cần cần bổ sung gì khi bé xuất hiện tình trạng này không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe trẻ em thì không cần bổ sung gì cả. Chỉ cần hiểu đơn giản đây là bé đang phát triển hoàn toàn tự nhiên, mẹ chỉ cần chờ đợi một thời gian bé yêu sẽ mọc tóc lại mái tóc đẹp bình thường.
Việc bổ sung thuốc tùy tiện do những lời khuyên không khoa học sẽ làm tình trạng thêm phức tạp. Nếu có quá nhiều luồng ý kiến xung quanh, mẹ có thắc mắc và băn khoăn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.
Ảnh: Inclusionpr
Là tình trạng khá phổ biến, vì thế việc em bé đáng yêu mới tròn 1 tháng tuổi của bạn trông lại thưa thớt tóc hơn hẳn so với lần đầu tiên bạn nhìn thấy con mới chào đời là điều hoàn toàn bình thường.
Kể cả đối với những bé đang tập đi cũng có thể bị rụng tóc thường xuyên. Tóm lại, đây hiện tượng rụng tóc ở trẻ là bình thường mẹ không nên quá lo lắng, chúng sẽ phát triển bình thường khi da đầu con đủ cứng cáp.
Đối với trường hợp bệnh lý thì bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Đối với trường hợp sinh lý, bố mẹ có thể thay đổi tư thế trẻ khi ngủ, khuyến khích trẻ nằm sấp khi thức. Ngoài ra, bạn chỉ có thể đợi trẻ tự mọc tóc trở lại.