6 bí quyết tốt ngang “thần dược“ giúp 4 bác sĩ bị ung thư sống khỏe mạnh

Ngay cả đến bác sĩ, những người chuyên chăm sóc sức khỏe cho người dân cũng mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, họ vẫn sống khỏe mạnh sau khi bị bệnh. Dưới đây chính là chia sẻ về những bí quyết của các bác sĩ trong quá trình chống chọi với bệnh ung thư.

6 bí quyết tốt ngang “thần dược“ giúp 4 bác sĩ bị ung thư sống khỏe mạnh

Tiến sĩ Lý là một bác sĩ nổi tiếng ở Khoa ung thư, làm việc hơn một thập kỷ trong Bệnh viện Ung bướu thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Không ngờ đến một ngày, bản thân ông cũng đột nhiên bị ung thư bàng quang. Bác sĩ Lý bình thường công việc rất bận, thường xuyên phải trực đêm, bác sĩ còn có thói quen xấu ít uống nước và nhịn tiểu.

Tiếp theo là bác sĩ Dương Hiểu, có hơn 20 năm kinh nghiệm và là bác sĩ nổi tiếng ở Khoa sản ở Bệnh viện Sản Nhi thành phố Ninh Ba, là người có uy tín trong việc điều trị ung thư phụ khoa. Năm 2012, cô bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch. Sau này, bác sĩ Dương còn xuất bản sách, tóm tắt kinh nghiệm của mình về việc chống chọi với ung thư.

bon bac si song khoe manh du bi ung thu, chi nho vao 6 bi quyet tot ngang "than duoc" - 1

Có rất nhiều bác sĩ mắc bệnh ung thư mặc dù họ không hút thuốc, uống rượu.

Bác sĩ Trương Linh, ở Bệnh viện Phụ sản Bắc Kinh, từng bị ung thư vú, sau đó tình trạng bệnh được cải thiện, cô đã quay trở lại làm việc và trở thành trưởng Khoa phụ khoa của bệnh viện. Bởi vì bản thân cô là bác sĩ, nên bệnh ung thư vú là cô tự kiểm tra và phát hiện, từ khi phát hiện khối u đến khi hoàn thành điều trị chỉ mất một năm.

Năm 2011, bác sĩ Từ Khiêm ở Bệnh viện Lao Phổi thành phố Vũ Hán, được chẩn đoán ung thư phổi và đã di căn đến não, lúc này các bác sĩ khác đều phán đoán bác sĩ Từ rất khó có thể sống qua 100 ngày. Tuy nhiên, đến giờ đã đã trải qua nhiều năm, bác sĩ Từ Khiêm vẫn sống rất khỏe mạnh.

6 điểm chính trong việc chống chọi với căn bệnh ung thư

Thứ nhất, chỉ cần có thói quen tốt đều có thể giúp mọi người tránh được bệnh tật

Các bác sĩ này đều không hút thuốc, không uống rượu, nhưng vẫn mắc bệnh ung thư, chính là vì thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày dẫn đến. Ví dự như công việc quá bận rộn, không có thời gian uống nước, áp lực quá lớn, thường xuyên thức khuya, mất ngủ, còn thường xuyên nhịn tiểu. Do đó, mọi người phải uống nhiều nước, trán nhịn vệ sinh, cố gắng không thức khuya.

Thứ hai, sự đồng hành của người thân trong gia đình là điều quan trọng đối với bệnh nhân

bon bac si song khoe manh du bi ung thu, chi nho vao 6 bi quyet tot ngang "than duoc" - 2

Hầu hết khi mới mắc bệnh ung thư, ai cũng cảm thấy rất khó có thể chấp nhận được, sau đó họ luôn sống trong sự sợ hãi. Lúc này, sự đồng hành của gia đình là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh duy trì thái độ vui vẻ, điều này rất có hiệu quả đối với việc chống lại bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự lo lắng dẫn đến người bệnh bị trầm cảm, điều này gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Thứ ba, ngay cả những loại thuốc tốt nhất cũng không cứu sống nổi người có “trái tim chết”

Người bệnh sau khi biết bản thân bị ung thư, tinh thần và ý chí lập tức bị tê liệt, mặc dù có bác sĩ giỏi, lại có những phương án điều trị tốt, cùng với thuốc tốt, cũng đều cứu không nổi người có “trái tim chết". Luôn luôn lạc quan, điều này thực sự rất có lợi cho điều trị bệnh, đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng để điều trị ung thư phổi của bác sĩ Từ Khiêm.

Thứ tư, tin tưởng bác sĩ điều trị, không nên thấy bệnh nặng mà chạy chữa khắp nơi

Phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ, ngay cả khi có tác dụng phụ rất lớn như rụng tóc, toàn bộ cơ thể không có sức lực, giác mạc mắt bị sung huyết,… cũng không cần phải lo lắng, chủ động đối mặt với nó, thì có thể vượt qua căn bệnh ung thư thành công.

Thứ năm, hãy tập thể dục mỗi ngày

bon bac si song khoe manh du bi ung thu, chi nho vao 6 bi quyet tot ngang "than duoc" - 3

Tập thể dục không chỉ để cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể, rèn luyện sức mạnh thể chất, mà còn giúp bạn sảng khoái mỗi ngày. Ra ngoài với tâm trạng thoải mái, còn đem lại bầu không khí sôi động cho mọi người xung quanh, bệnh tật sẽ dần dần tiêu biến.

Thứ sáu, thay đổi thói quen sống khi chưa quá muộn

Ăn đủ ba bữa một ngày, khi ăn không nên ăn quá no, bữa tỗi không ăn nhiều. Cải thiện thói quen ăn uống, ăn ít dầu, ít muối, ít đường. Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng bằng việc bổ sung nhiều rau củ, trái cây để cơ thể được nạp các loại vitamin và nguyên tố vi lượng cần thiết, giúp cơ thể nâng cao sức để kháng chống chọi với bệnh tật.

Theo eva.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.