Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế: Rượu liên quan tới 740.000 ca ung thư mới

GD&TĐ - Năm 2020, hơn 740.000 ca mắc ung thư mới có liên quan đến uống rượu. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật của nghiên cứu toàn cầu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) tiến hành.

Uống rượu dễ gây bệnh ung thư.
Uống rượu dễ gây bệnh ung thư.

Dữ liệu mới cho thấy các kiểu uống nguy hiểm và uống nhiều (hơn 2 lần uống đồ có cồn mỗi ngày) chiếm 86% tổng số ca ung thư liên quan đến rượu trong năm 2020 – theo nghiên cứu mới. Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy uống ít tới trung bình (tới 2 lần uống một ngày) cũng nguy hiểm. Cách uống này gây ra 1 trong 7 ca ung thư do rượu và hơn 100.000 ca ung thư mới trên toàn thế giới.

“Hiện nay, nhiều người trên toàn khu vực châu Âu của WHO vẫn không biết rượu được đánh giá là chất gây ung thư nhóm 1 ở người cùng với thuốc lá, amiăng và phóng xạ. Không có lượng rượu tiêu thụ an toàn. Khi đi qua cơ thể, nó làm hỏng các cơ quan mà nó tiếp xúc, gây ra các loại ung thư khác nhau, từ khoang miệng, vú phụ nữ đến gan và trực tràng” – Tiến sĩ Carina Ferreira Borges – Quyền Trưởng Văn phòng châu Âu của WHO về phòng chống và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giải thích.

Theo báo cáo của IARC, các loại ung thư liên quan đến rượu có số ca mắc lớn nhất vào năm 2020 là: ung thư thực quản 190.000 ca, ung thư gan 155.000 ca, ung thư vú ở phụ nữ 98.000 ca.

Theo WHO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.