Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành PR

GD&TĐ - Việt Nam chúng ta hiện đang rất thiếu các nhân viên PR được đào tạo bài bản và làm việc chuyên nghiệp.

Cơ hội việc làm hấp dẫn của ngành PR

Đó là khẳng định của TS Bùi Chí Trung - Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trả lời câu hỏi của thí sinh trong buổi tư vấn tuyển sinh của trường, TS Bùi Chí Trung cho biết, người được đào tạo PR có thể làm việc tại nhiều nơi thuộc nhiều khối ngành khác nhau như khối ngành nhân văn, khối kinh tế, kỹ thuật, chính trị…

TS Bùi Chí Trung làm một phép tính đơn giản: Hiện nay số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt động ở Việt Nam là khoảng 375.000 và giả sử chỉ 30% trong số doanh nghiệp này cần nhân viên PR thì xã hội Việt Nam cần tới 112.000 người làm công việc này.

Trên thực tế, nếu học các ngành khác như kinh tế, marketing… đều có thể tham gia vào hoạt động PR, cũng tương tự như người học PR đều có thể tham gia công tác trên nhiều lĩnh vực khác.

Tuy nhiên để có một nền tảng lý thuyết cơ bản về chuyên ngành, có cơ hội thực tập về từng vấn đề nghiệp vụ, được các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông trực tiếp đào tạo hướng dẫn một cách bài bản…

TS Trung khuyên các thí sinh nên đăng ký theo học chuyên ngành này tại một cơ sở đào tạo chuyên sâu như Khoa Báo chí và Truyền thông.

Khi ra trường, sinh viên được đào tạo PR có thể làm việc tại các báo, đài trên cả nước; các viện nghiên cứu, tham gia giảng dạy tại các trung tâm, các trường CĐ, ĐH.

Các tập đoàn lớn, nhỏ không phân biệt lĩnh vực hoạt động trong cả nước, bằng các hoạt động như tổ chức sự kiện, thong tin nội bộ, tham vấn chiến lược quảng cáo, marketing,…

Các tổ chức chính phủ; các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước và các tổ chức dân sự xã hội như hiệp hội, liên đoàn…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa.

Vươn lên nhé, tôi ơi!

GD&TĐ - Mỗi khi nhìn vào gương, tôi lại nhìn vào hình ảnh phản chiếu của bản thân thật chăm chú và cố ghi nhớ xem mình từng ngày đã thay đổi như thế nào.

Cây gạo 'gù' độc đáo mọc bên đường 219 ở xã Thái Thịnh (Thái Thuỵ).

Bức tranh hoa gạo

GD&TĐ - Hoa gạo, hay còn gọi là hoa mộc miên, thường trồng nhiều ở miền Bắc.