Chương trình nông thôn mới:

Cơ hội để học sinh vùng núi hưởng giáo dục chất lượng tốt

GD&TĐ - 19 tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, đáng chú ý về tiêu chí trong giáo dục. 

Học trò Trường Tiểu học Yên Phúc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: NTCC
Học trò Trường Tiểu học Yên Phúc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: NTCC

Theo đó, tiêu chí này giúp cho các trường học được đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; học sinh có thêm cơ hội học tập tốt hơn, đặc biệt là học sinh miền núi.

Cơ hội để giáo dục được đầu tư thêm cơ sở vật chất nâng cao chất lượng

Theo chia sẻ của cô Nông Thị Hồng Nga – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Phúc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn: “Đối với bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 so với giai đoạn 2016 - 2020 vẫn có 19 tiêu chí nhưng đã có nhiều điểm mới, các tiêu chí cụ thể hơn và nâng cao hơn.

Như đối với tiêu chí số 5 về trường học, 100% các trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, như vậy các trường học trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ, khang trang, các thiết bị trong các phòng được trang bị đầy đủ giúp cho nhà trường có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.

Với những điểm mới như vậy, nhà trường trong năm 2022 được đầu tư cơ sở vật chất, xây bổ sung các phòng học bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường có đầy đủ phòng học bộ môn cụ thể như: (Phòng học môn Âm nhạc; Phòng học môn Tiếng Anh; Phòng học môn Mĩ thuật và phòng học bộ môn Khoa học và công nghệ) sẽ đưa vào sử dụng học kỳ II năm học 2022 - 2023”.

Cô Nga cũng cho biết thêm, với những tiêu chí mới này, nhà trường được đầu tư đồng bộ, khang trang, các thiết bị trong các phòng được trang bị đầy đủ có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện; các em học sinh có điều kiện học tập, vui chơi tốt hơn.

Năm 2019 xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đạt chuẩn nông thôn mới học sinh được thừa hưởng những thuận lợi trong quá trình học tập đó là: Đường đi học từ nhà đến trường được mở rộng, bê tông hóa. Trường, lớp học khang trang (được kiên cố hóa) bảo đảm đủ 1 phòng/1 lớp học. 100% lớp học được học 2 buổi/ngày. Năm 2019 nhà trường được xây dựng nhà 3 tầng (gồm các phòng hành chính và phòng chức năng).

Các thiết bị dạy học được trang bị như phòng Tin học; Thư viện đạt chuẩn… Mạng Internet được phủ sóng, giáo viên, học sinh tiếp cận nhiều nguồn thông tin phục vụ công tác dạy và học. Môi trường học tập xanh – sạch – đẹp và an toàn.

Với bộ tiêu chí mới, năm 2022 nhà trường được nâng cấp dãy nhà 2 tầng lớp học đã có lên 3 tầng (thêm 4 phòng học bộ môn). Có được điều kiện cơ sở vật chất tốt cho thầy và trò thực hiện nhiệm vụ giáo dục ngày một đáp ứng với Chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.

Trường Tiểu học Yên Phúc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được đầu tư khang trang hơn. Ảnh: NTCC

Trường Tiểu học Yên Phúc, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được đầu tư khang trang hơn. Ảnh: NTCC

Nhiều lợi thế cho các trường

Theo chia sẻ của ông Ngô Văn Hiền – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn: “Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, so với giai đoạn 2016 - 2020 đã có nhiều điểm mới; các tiêu chí cụ thể hơn, dễ thực hiện và nâng cao hơn”.

Ông Hiền dẫn chứng cụ thể, đối với tiêu chí số 5 về trường học, 100% các trường học đạt chuẩn cơ sở vật chất theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT. Như vậy, các trường học trên địa bàn xã được đầu tư đồng bộ, khang trang; thiết bị trong các phòng được trang bị đầy đủ giúp cho các trường có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học.

Theo ông Hiền, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 tạo thuận lợi cho các trường học trên địa bàn xã tiếp tục được đầu tư đồng bộ, đầy đủ theo quy định.

Các thiết bị trong phòng được trang bị đầy đủ giúp cho các trường có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện; có điều kiện học tập, vui chơi tốt hơn.

Không những thế, hằng năm UBND huyện tiến hành rà soát, đăng ký chỉ tiêu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, chỉ đạo văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới và các phòng ban chuyên môn thực hiện theo các lĩnh vực phụ trách để bố trí, tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị phụ trách các lĩnh vực thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ theo kế hoạch. Tăng cường công tác tuyên truyền nhân dân, toàn xã hội cùng chung tay thực hiện xây dựng nông thôn mới và duy trì hiệu quả.

Đặc biệt, để thực hiện tốt đối với tiêu chí số 5 về lĩnh vực giáo dục, UBND huyện luôn sát sao, chỉ đạo phòng giáo dục rà soát, kiểm tra để có phương án bố trí các nguồn ngân sách địa phương và các nguồn khác để thực hiện nhằm đảm bảo 100% các trường học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia, trong đó xây dựng một trường đạt chuẩn cơ sở vật chất đạt mức độ 2.

“Giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia (như vậy chỉ cần một trường học trên địa bàn đạt chuẩn là được). Tuy nhiên trong giai đoạn 2021 – 2025, 100% các trường trên địa bàn xã đạt chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định”, ông Ngô Văn Hiền - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang bị đe dọa.

Kế hoạch Nga rút quân khỏi Syria?

GD&TĐ -Các căn cứ quân sự Nga ở Syria đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng kể từ khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.