Cô hiệu trưởng vùng cao với quan điểm không có học sinh hư hay cá biệt

GD&TĐ - Dùng cách suy nghĩ của người mẹ để dạy học trò, trong quan điểm giáo dục của cô Nguyễn Minh Thu, không có học sinh hư hay cá biệt. 

Cô Nguyễn Minh Thu tham dự một giờ học cùng học sinh. Ảnh Ngô Chuyên.
Cô Nguyễn Minh Thu tham dự một giờ học cùng học sinh. Ảnh Ngô Chuyên.

Sốc khi thấy học trò đến giờ học mà vẫn chưa vào lớp

Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo, cô Nguyễn Minh Thu – Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã từng sốc, đứng lặng người khi chứng kiến cảnh trống đã báo hiệu vào lớp nhưng học sinh vẫn còn la cà ở sân trường, cổng trường không chịu vào.

Cô Thu nhớ lại: “Trước ngày tôi nhận quyết định điều chuyển công tác về Trường THPT Cao Lộc, tôi đến trường sớm một hôm. Tôi đã không khỏi sốc khi thấy trống vào lớp rồi nhưng học sinh vẫn tụm ba, tụm bảy ở cổng trường không vào, tinh thần học tập của học sinh rời rạc....

Lúc đó, tôi nghĩ phải làm sao để chấm dứt tình trạng này càng sớm càng tốt. Phải làm sao để các em đến trường có kỷ luật, nề nếp, tôn trọng nội quy trường, lớp; để học sinh phải có trách nhiệm với bản thân khi đến trường không chỉ niềm vui mà còn trách nhiệm với bản thân trong việc học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động tập thể".

Theo đó, để chấm dứt tình trạng học sinh đi chậm, cô Thu yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm, trước giờ vào học mỗi ngày 30 phút phải ra cổng trường để đón học sinh. Sinh hoạt đầu giờ mỗi ngày phải kiểm tra nề nếp, tác phong của học sinh.

Đồng thời, cô Thu cũng đưa ra hai lệnh trống báo hiệu. Lệnh thứ nhất ba tiếng trống, báo hiệu vào học, sau lệnh thứ nhất 2-3 phút là 1 tiếng trống báo vào lớp chính thức.

Sau lệnh trống thứ 2, nếu học sinh nào chưa vào lớp, đi muộn không có lý do chính đáng xem như hôm đó không đi học. Yêu cầu cô giáo chủ nhiệm gọi gia đình đến đón học sinh đó về.

Đội cờ đỏ hôm đó sẽ trừ điểm thi đua đồng thời cô giáo chủ nhiệm cũng bị trừ điểm thi đua.

"Ngày đầu triển khai thực hiện, số học sinh đi học muộn, la cà ngoài cổng trường sau khi vào học hơn 100 em. Lúc đó, tôi phải sử dụng phòng hội đồng để cho học sinh ngồi chờ đến khi phụ huynh đến đón.

Trước khi phụ huynh đưa con về, nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh làm cam kết và hứa sẽ cùng phối hợp với nhà trường để cùng giáo dục học sinh, không để học sinh đến trường muộn.

Sau gần hai tháng, học sinh không còn tình trạng học sinh đứng ngoài cổng trường hay đi muộn không có lý do chính đáng sau khi trống đánh vào học”, cô Thu kể lại.

Chân dung cô Nguyễn Minh Thu - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Chân dung cô Nguyễn Minh Thu - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Dạy học sinh bằng tấm lòng của người mẹ

"Nhà trường cũng đặc biệt chú trọng đến những học sinh có thành tích tốt, sẽ cổ vũ, khuyến khích, động viên và nhân rộng thành tích đó.

Đối với những học sinh này, chúng tôi sẽ có các bài viết nêu gương tuyên truyền trên fanpage của trường, trên website hay các buổi sinh hoạt đầu tuần", cô Nguyễn Minh Thu - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc chia sẻ.

Đối với cô Nguyễn Minh Thu, trong quan điểm giáo dục của cô không có học sinh hư hay học sinh cá biệt. Theo đó, mỗi lần khi có học sinh phạm nội quy hay lỗi nghiêm trọng được giáo viên chủ nhiệm đưa lên gặp hiệu trưởng, cô Thu thường dùng suy nghĩ, cách giáo dục của người mẹ để dạy bảo, hỏi han.

Cô Thu nói: “Phải học sinh nào vi phạm nội quy rất nặng giáo viên chủ nhiệm mới đưa lên gặp tôi. Mỗi lần như vậy, thay vì mắng mỏ, đưa ra các hình phạt ngay lúc đó, tôi sẽ hỏi các em vì sao cô giáo lại đưa em lên gặp cô? Lúc đó các bạn ấy sẽ kể ra những lỗi sai của mình.

Sau khi nghe hết sự việc, tôi sẽ phân tích cho học sinh hiểu và khi học sinh hiểu chúng tôi sẽ họp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh đưa ra phương án xử lý. Để làm sao các em thấy được rằng mình đã sai, phải sửa đổi, khắc phục. Nhờ vậy, mà rất nhiều học sinh của chúng tôi đã trưởng thành.

Đồng thời, đối với những học sinh này chúng tôi sẽ cho cổ vũ, động viên các em sửa sai bằng cách cố gắng rèn luyện để có cơ hội sửa "chuộc lỗi" trong cuối kỳ đánh giá xét hạnh kiểm của mình.

"Bên cạnh đó, những trường hợp chúng tôi áp dụng mức kỷ luật dừng học có thời hạn là học sinh sử dụng bạo lực học đường nghiêm trọng. Các em đó sẽ bị tạm dừng học một tuần để tự kiểm điểm những lỗi sai của bản thân.

Tuy nhiên, trong một tuần học sinh nghỉ học, tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm, bộ môn vẫn phải giao bài ở nhà, phân công các bạn trong lớp ghi chép, hướng dẫn lại học sinh đó. Sau một tuần, em đó sẽ đến trường viết bản kiểm điểm và cam kết với nhà trường sửa sai, không tái phạm lỗi mình đã mắc.

“Ngày nhận công tác mình đã tổ chức họp hội đồng lắng nghe ý kiến góp ý, cho giáo viên được giãi bày hết tâm tư, có ý kiến nào giải đáp được sẽ giải đáp ngay, còn những ý kiến nào chưa giải đáp được ngay mình sẽ bàn bạc với ban giám hiệu để cùng tìm ra hướng giải quyết. Buổi họp đó đã kéo dài từ 14h đến 18h”, cô Nguyễn Minh Thu - - Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lộc chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.

Bể cá mini 40cm Bể cá mini