Cô giáo với những dự án dạy học sáng tạo

GD&TĐ - Để mang đến cho học sinh (HS) những tiết học thú vị, bổ ích, hiệu quả, cô giáo Trần Thị Kim Nhung (giáo viên Sinh học, Trường THCS Văn Lang, quận 1, TPHCM) đã có nhiều đổi mới trong dạy học với nhiều dự án dạy học tích hợp liên môn. Mới đây, cô Kim Nhung đã cùng HS của mình hoàn thành dự án “Kiểm soát tăng huyết áp - Vui sống khỏe”.

Cô giáo Trần Thị Kim Nhung
Cô giáo Trần Thị Kim Nhung

“Kiểm soát tăng huyết áp - Vui sống khỏe”

Đây là dự án tích hợp liên môn gồm Sinh học - Thể dục - Tiếng Anh và Tin học với thời gian 4 tuần được cô Kim Nhung và HS khối 8 của Trường THCS Văn Lang thực hiện.

Theo chia sẻ của cô Kim Nhung, từ chương trình học tập của Sinh học lớp 8 có chương về hệ tuần hoàn, trong đó có học về tim, hệ mạch… trong phần liên hệ cho các em liên quan đến các bệnh về tim mạch nên cô đã nghĩ đến dự án dạy học nói trên. “Bệnh tăng huyết áp được ví như kẻ thù thầm lặng của con người, căn bệnh này không chỉ người lớn tuổi mới bị mà mọi lứa tuổi có thể mắc.

Dự án của tôi nhằm giúp các em tìm hiểu kĩ về bệnh, qua đó các em sẽ có những cách đề phòng ngừa như thường xuyên tập luyện thể dục đúng cách, ăn uống phù hợp… cũng như là một tuyên truyền viên về bệnh này với những người trong gia đình, thầy cô, bạn bè…”.

HS tham gia dự án được phân ra thành 3 nhóm. Nhóm đầu tiên có tên gọi là “bác sĩ tim mạch”. Các em sẽ tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp như nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả… Từ đó các em sẽ làm ra sản phẩm: Cẩm nang phòng chống tăng huyết áp. Tiếp theo nhóm 2 sẽ là “Chuyên gia dinh dưỡng”, bằng cách xây dựng thực đơn tuần cho người bị bệnh tăng huyết áp.

Nhóm 3 sẽ thành lập CLB Vui sống khỏe, bằng cách xây dựng 1 bài tập thể dục với 35 động tác phù hợp với người bị bệnh cao huyết áp và quay clip hướng dẫn tập các động tác đó. Khi tổng kết dự án, các nhóm tham gia đã có một buổi tọa đàm và nhóm 3 là những người chuẩn bị poster cũng như chuẩn bị về MC của buổi tọa đàm này.

Đặc biệt trong dự án này, cô Kim Nhung cho HS trải nghiệm với tiết học kết nối thông qua Skype với bác sĩ Nguyễn Thị Hiệp Tuyết, là giảng viên Trường ĐH Thái Nguyên để tập huấn cho HS về chuyên môn. Cô còn mới bác sĩ Phạm Văn Chín, là BS Trung tâm dinh dưỡng TPHCM về để trao đổi chia sẻ kiến thức với HS tham gia khiến các em vô cùng thích thú và thu về được rất nhiều kiến thức bổ ích.

Bên cạnh đó, HS tham gia dự án còn kết nối với dự án khác liên quan đến phòng chống béo phì của cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Trường THPT Minh Đạm, Bà Rịa - Vũng Tàu để HS trao đổi, giao lưu với nhau qua Skype bằng tiếng Anh.

“Đây là dự án kết nối toàn cầu của cô giáo Thúy (HS kết nối đều sử dụng tiếng Anh), với chủ đề béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp nên tôi đã tìm hiểu và kết nối để các em HS trao đổi, chia sẻ với nhau nhằm hiểu sâu hơn cũng như rèn luyện việc sử dụng tiếng Anh”, cô Kim Nhung cho hay.

Luôn nỗ lực đổi mới trong dạy học

Trước khi thực hiện dự án Kiểm soát tăng huyết áp - Vui sống khỏe, năm 2015 với dự án Thế giới nhỏ bé, cô giáo Kim Nhung đã đạt giải Ba cấp quốc gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT.

Theo cô Kim Nhung, từ những thôi thúc của tình yêu với nghề giáo, với học trò, nhất là sau khi tham gia một khóa học về sứ mệnh của người thầy, khóa học về ứng dụng CNTT vào giảng dạy vài năm trước, cô đã trăn trở rất nhiều về phương pháp dạy học để làm sao cho các em HS tự giác, chủ động trong học tập, yêu thích việc học và cho các em áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Học sinh trong vai bác sĩ tại buổi tọa đàm
Học sinh trong vai bác sĩ tại buổi tọa đàm

Từ đó, cô không ngừng trau dồi chuyên môn khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành công nghệ Sinh học, Trường ĐH Bách khoa TPHCM; trở thành chuyên gia giáo dục MIEE của Microsoft năm 2016, năm 2017. Bên cạnh đó là học hỏi, tham khảo cách dạy hay, sáng tạo của các đồng nghiệp để có những thay đổi trong từng tiết giảng của mình.

Cô cho rằng, với sự phát triển nhanh của CNTT, các em nếu muốn tìm hiểu nội dung, kiến thức đã có nguồn tài liệu vô cùng phong phú thông qua Internet.

Và giáo viên phải đóng vai trò hướng dẫn, định hướng cho HS tìm hiểu ở những nguồn tài liệu tin cậy, giải quyết những thắc mắc sau khi các em tìm hiểu kĩ nội dung, gợi mở cho các em những vấn đề lớn hơn, sâu hơn…

Một tiết học không còn là cô giảng trò chép nữa, mà theo cô Kim Nhung, “tôi luôn để HS của mình tự tìm hiểu, tự đúc kết nội dung của bài học, làm việc nhóm, chủ động thiết kế bài học trong lớp, tự làm những mô hình ADN, vẽ tranh, làm hoa…, hướng các em ứng dụng được kiến thức vào thực tiễn các nhiều càng tốt”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh

Binh lính Ukraine ở hậu cứ theo hướng Pokrovsk, vùng Donetsk. Ảnh: Getty Images.

Báo Anh: Hầu hết binh lính mất tinh thần

GD&TĐ - Quân đội Ukraine ngày càng cởi mở hơn với viễn cảnh nhượng bộ lãnh thổ và ngừng bắn trong bối cảnh tinh thần sa sút và áp lực ngày càng tăng.