Cô giáo Mỹ thuật dùng 3 tháng hè kiếm đồ dùng học tập cho trò nghèo

GD&TĐ - Bất kỳ ở đâu có thể kiếm màu, giấy vẽ cho học trò: từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, thậm chí thu mua đồng nát, cô Vương Thị Thùy (Trường tiểu học Viên Sơn, Sơn Tây, Hà Nội) đều tận dụng, vệ sinh sạch sẽ để cho học trò, mong các em có đủ đồ dùng học tập.

Cô Vương Thị Thùy trong giờ dạy Mỹ thuật
Cô Vương Thị Thùy trong giờ dạy Mỹ thuật

Thương học trò nghèo, cô giáo trẻ trải lòng từ sự đồng cảnh ngộ. Từ nhỏ, đã thích học vẽ, nhưng nhà nghèo nên ngoài giờ học trên lớp, Thùy thường tập vẽ bằng que dưới nền đất. Thi đỗ vào Trường CĐ nghệ thuật Hà Nội, năm 2005, cô Thùy được điều động về Trường tiểu học Viên Sơn dạy môn Mỹ thuật.

Khó khăn không làm cô giáo trẻ giảm niềm say nghề
Khó khăn không làm cô giáo trẻ giảm niềm say nghề

Nỗi buồn những ngày đầu dạy học không đơn thuần vì Mỹ thuật chỉ là môn phụ mà bởi học sinh nghèo quá, đa phần con em nhà nông, bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con. Việc các con đến lớp, giờ Mỹ thuật không có vở cũng chẳng có màu vẽ khiến cô giáo mới vào nghề trăn trở.

Thời gian đầu chưa có cách gì, cô trò thực hành tiết kiệm bằng cách vẽ trước ra bảng con bằng phấn; đến khi thuần thục cô mới cho các con giấy và màu để vẽ vào. Sau đó, cô đề nghị nhà trường hỗ trợ mua đồ dùng cho học sinh và được chấp thuận.

Nhờ nỗ lực của cô giáo, học trò nghèo Trường tiểu học Viên Sơn đã có đủ đồ dùng học Mỹ thuật
Nhờ nỗ lực của cô giáo, học trò nghèo Trường tiểu học Viên Sơn đã có đủ đồ dùng học Mỹ thuật

Nhưng những cách đó đều không thể lâu dài, cô Thùy bắt đầu tận dụng mọi thời gian có thể để kiếm màu mẽ, giấy trắng, có thể từ bạn bè, đồng nghiệp, người thân.

"Bản thân tôi cũng còn khó khăn nên chưa giúp được học trò của mình. Thấy các con ít được bố mẹ chăm sóc, bố mẹ dậy đi làm sớm nên các em buổi sáng đều tự dậy, tự vệ sinh và đến trường; đến giờ học không đủ đồ dùng, thấy thương các em vô cùng.

Niềm vui lớn nhất của cô là tình yêu của học trò dành cho môn học và sự tiến bộ của các em hàng ngày
Niềm vui lớn nhất của cô là tình yêu của học trò dành cho môn học và sự tiến bộ của các em hàng ngày

Thời gian sau, cứ 3 tháng được nghỉ hè, tôi bắt đầu đi thu mua đồng nát. Thấy cái gì có thể dùng được cho môn học là gom lại, vệ sinh sạch sẽ. Ví dụ, vở cũ nhiều em còn ít giấy trắng, tôi xé ra, cất cẩn thận để đầu năm học tặng cho học sinh. Còn bìa cuốn vở cũng giữ lại để phục vụ cho môn Mĩ thuật.

Dạy học theo phương pháp mới của Đan Mạch, giáo viên có thể sáng tạo từ những đồ vật không dùng nữa như hộp sữa đã hết, bìa giấy để làm đồ dùng như mặt nạ cho lễ hội hóa trang, hoặc tạo hình các con vật xinh xắn..." - cô Thùy chia sẻ.

Học trò của cô Vương Thị Thùy và tác phẩm vừa hoàn thành
Học trò của cô Vương Thị Thùy và tác phẩm vừa hoàn thành

12 năm trên bục giảng, bằng tất cả tình yêu thương, tâm huyết, cô giáo Vương Thị Thùy đã làm hết sức của bản thân; cùng hỗ trợ từ nhà trường, đồng nghiệp để học trò có đủ đồ dùng trong giờ Mỹ thuật. Động lực của cô chính từ tình yêu của học trò với mình, với môn học, từ những nét vẽ ngây thơ, trong sáng và ngộ nghĩnh.

Quá trình dạy học không phải đơn thuần chỉ là truyền đạt kiến thức mà còn là quá trình vun đắp nhân cách, lòng nhân ái cho cả một thế hệ. Tâm niệm như vậy, cô Thùy luôn quan tâm, giúp đỡ và uốn nắn kỹ năng sống cho học trò.

Những tác phẩm đẹp của học trò được cô Thùy lựa chọn dự thi
Những tác phẩm đẹp của học trò được cô Thùy lựa chọn dự thi

Cùng với đó là việc không ngừng học hỏi, tự đổi mới phương pháp, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào giảng dạy; chú trọng cho học sinh quan sát thực tế. Điều đó khiến mỗi bài giảng của cô đều luôn sinh động, sáng tạo và hấp dẫn. Phần thưởng lớn nhất của cô giáo trẻ là nhiều học trò của mình yêu thích học mỹ thuật, có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp đi thi và triển lãm các cấp.

Ngoài giảng dạy, cô giáo Vương Thị Thùy còn tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường như múa hát, tham gia cuộc thi tuyên truyền sách hè đưa nhà trường đạt giải ba thị xã, đạt giải ấn tượng về năng khiếu; tham gia văn nghệ trong cuộc thi “Bí thư Chi bộ giỏi”… 
Với những nỗ lực, cống hiến, năm học 2016 - 2017, cô được xếp loại viên chức xuất sắc, có sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp thị xã, được đề nghị danh hiệu lao động tiên tiến, đảng viên xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ. Được nhà trường khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ năm học. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.