Cô giáo lan tỏa tình yêu Ngữ văn trên nền tảng số

GD&TĐ - Để giúp học sinh “tìm lại tình yêu với môn Văn”, cô Trần Thị Thùy Dương đã sử dụng nền tảng số để đưa những bài giảng hữu ích đến với các em, như món quà tinh thần thời Covid-19.

"Cô giáo số" - Trần Thị Thùy Dương. (Ảnh: NVCC)
"Cô giáo số" - Trần Thị Thùy Dương. (Ảnh: NVCC)

Là người gắn bó với Văn học, từng "chinh chiến" và tiếp xúc với nhiều kì thi, trong đó có kỳ thi Học sinh giỏi, những bí quyết được tích lũy từ quá trình ôn luyện, giảng dạy của cô Trần Thị Thùy Dương là món quà quý dành cho các thí sinh trước mỗi kỳ thi quan trọng.

Lantoản tình yêu môn Ngữ văn

Cô Trần Thị Thùy Dương được biết đến là một trong nhữnggiáo viên dạy Văn thành công trên nền tảng online hiện nay, nhận được nhiều đánh giá cao từ người học và phụ huynh. Với giọng giảng dịu dàng, nội lực, luôn căng tràn tinh thần tích cực và chiều sâu cảm xúc, cô giáo Thùy Dương đã chinh phục gần 100 nghìn học sinh yêu Văn trên cả nước. Với nhiều năm kinh nghiệm dạy học, đồng thời cũng là tác giả của nhiều đầu sách hướng dẫn và bồi dưỡng kỹ năng Ngữ văn, “cô giáo số” 9X đến từ Hải Phòng trở thành “thần tượng” của nhiều thế hệ học trò.

Trần Thị Thùy Dương là cái tên không còn xa lạ với cộng đồng giới trẻ yêu Văn học. Tốt nghiệp Đại học với thành tích học tập đáng nể, Thùy Dương ấp ủ ước mơ trở thành "người truyền lửa" và tình yêu Văn học đến giới trẻ. Thùy Dương tâm niệm: "Tôi muốn mang văn học đến gần hơn với cuộc sống. Vì văn học chính từ trong cuộc sống mà ra".

Nói về cơ duyên đến với việc chuyên nghiệp hoá việc dạy Văn trên nền tảng số, cô Trần Thị Thùy Dương cho biết: Tôi ủng hộ xu hướng số hoá giáo dục và nhận thấy nhiều ưu điểm của loại hình giáo dục này, đặc biệt trong thởi gian dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới. Mục đích thành lập kênh và định hướng phát triển của tôi là chia sẻ kiến thức, lan tỏa tình yêu Văn, “khơi nguồn lại tình yêu môn Văn” và cải thiện kỹ năng viết cho học sinh. Ban đầu, tôi xây dựng Fanpage “Cô Trần Thùy Dương – Ôn Văn và Luyện viết” để các giúp học sinh có thể tìm lại tình yêu với môn học này qua các bài giảng cũng như các hoạt động miễn phí trên kênh.

“Tôi nhận thấy, một bộ phận học sinh ngày nay dường như chỉ coi môn Văn là môn học để ôn thi, hoặc nếu có tìm hiểu cũng không thực sự hứng thú, không thực sự yêu và có cảm xúc khi tiếp cận một tác phẩm văn học. Bởi vậy, tôi luôn viết những bài lan tỏa về vẻ đẹp văn chương ở một góc nhìn mới, mục đích tạo hứng thú cũng như khơi dậy tình yêu Văn cho các em” – cô Thuỳ Dương bộc bạch.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các em ôn thi tốt nhất trong tình hình thường xuyên phải thực hiện “giãn cách”, Cô Dương đã tổ chức các buổi livestream giảng dạy miễn phí để các bạn có thể bổ sung kỹ năng và luyện tập cho kì thi Tốt nghiệp THPT. Là người được đào tạo bài bản về Văn học và lí luận văn học, mục đích xây kênh của cô Dương cũng nhằm chia sẻ them kinh nghiệm chinh phúc mảng kiến thức “khó nhằn” này.

Với mục đích định hướng môi trường đại học, cũng như ngành nghề trong tương lại cho các em, cô Dương cũng mời những sinh viên có thành tích tốt ở các tường Đại học đến để chia sẻ kỹ năng, cũng như đánh thức đam mê và chọn ngành học phù hợp với bản thân.

Có thể nói, cô Trần Thị Thùy Dương là một “giáo viên số” thành công vượt trội với việc chuyển đổi và mở rộng hình thức giảng dạy sang nền tảng mạng xã hội trực tuyến, thành công tan toả tình yêu đối với môn Ngữ văn.

Phương pháp giảng dạy Văn học online hiệu quả giúp Thùy Dương đến gần hơn với học trò khắp nơi. (Ảnh: NVCC)
Phương pháp giảng dạy Văn học online hiệu quả giúp Thùy Dương đến gần hơn với học trò khắp nơi. (Ảnh: NVCC)

quyết chinh phục giám khảo chấm thi học sinh giỏi

Kỳ thi học sinh giỏi các cấp đang đến gần, chia sẻ bí quyết chinh phục bài thi học sinh giỏi môn Ngữ văn, theo cô Dương, vấn đề tư duy vô cùng quan trọng. Nó giúp học sinh thể hiện bài viết tốt hơn. “Trong một bài thi học sinh giỏi, tư duy là xương sống để em xây dựng một dàn bài cụ thể. Các em có viết dào dạt câu chữ, có dẫn chứng độc lạ đến mấy mà tư duy của bài viết không sáng, không sắc, thì cũng như nước sơn đẹp trát ngoài gỗ mục.

Một số cách tư duy điểm nhấn như phản biện, mở rộng vấn đề, liên hệ vấn đề,… sẽ khiến bài viết nổi bật hơn rất nhiều.

Ví dụ về việc sử dụng tư duy biện chứng: Hiểu đơn giản, phép biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, vận động và chuyển hoá, phát triển theo quy luật. Vận dụng vào cách em tư duy: áp vấn đề vào những mối liên hệ với các đối tượng, sự vận động, chuyển hoá, phát triển của nó trong một phạm trù, địa hạt, hoặc rộng hơn là thế giới văn học. Biện pháp này rất có tác dụng lúc em bí luận điểm, và đặc biệt dễ khai thác và mở rộng ý nếu em biết cách sử dụng chúng.

Tóm lại là bất cứ vấn đề gì cũng có liên quan đến đối tượng khác hết, mâu thuẫn, phụ thuộc, bàn đẩy... đủ các loại quan hệ để các em khai thác. Với hướng này, em có thể tìm hiểu về tháp nhu cầu Maslow nhé!”.

Sự sáng tạo là yếu tố cô Thùy Dương đặc biệt nhấn mạnh, theo đó, cô giáo 9x cho rằng: “Giám khảo chấm bài thi của các em là những giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo có tên tuổi và có dấu ấn sự nghiệp. Họ là những chuyên gia trong ngành và luôn muốn nhìn thấy sự sáng tạo, mới mẻ trong bài viết của các em. Một bí kíp nho nhỏ mà cô đã áp dụng và hướng dẫn các bạn đã đạt giải để bài viết không đóng khung là thay đổi cấu trúc bài thông thường. Ví dụ, thông thường, ta sẽ trình bày luận điểm, mổ xẻ phân tích nó rồi mới đưa dẫn chứng, nhưng cô sẽ đi ngược lại: đưa dẫn chứng trước, rút ra vấn đề rồi mới mổ xẻ. Nhưng đừng làm cả bài như thế nhé, mình chỉ tạo điểm nhấn, một chút thôi!”.

Đầy tỉ mẩn và chân thành chia sẻ những bí quyết giúp học sinh chinh phục kỳ thi Học sinh giỏi, cô Thùy Dương còn nhắc tới kỹ thuật xử lý dẫn chứng – một yếu tố vô cùng quan trọng đấy nhé.

“Các em khi lấy bất kì dẫn chứng nào cũng vậy, nếu không nhớ rõ thì không bỏ dấu ngoặc kép, còn không, bắt buộc phải chính xác. Khi đã sử dụng dẫn chứng, mình cần tiếp tục đào sâu dẫn chứng, không ai đi khơi vấn đề ra xong bỏ dở đó cả”.

Đối với những bài nghị luận xã hội, cô giáo Thùy Dương khuyến khích các em học sinh viết bài dưới góc nhìn rộng hơn, xa hơn, cập nhật thực tiễn lại càng hay, càng khiến bài có chiều sâu, lắng đọng và lan tỏa thông điệp nhiều hơn. “Từ một vấn đề nghị luận, nếu các em có thể liên hệ thực tiễn, chuyển hóa chúng thành những bài học của bản thân, thể hiện rõ thái độ, cách hành xử của các em trước vấn đề ấy, thì đó chính là một bài viết được đánh giá cao.”

Trong những bài giảng của mình, cô Trần Thị Thùy Dương luôn khuyến khích học trò khai phá những góc nhìn mới mẻ, thể hiện những quan điểm của bản thân chứ không đi theo tư duy lối mòn hay cách hành văn quan điểm cũ kỹ trước kia.

Với thành công cùng sự tin tưởng lớn từ học sinh và phụ huynh, Thùy Dương cho biết bản thân cảm thấy hài lòng và vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên, “cô giáo số” 9X chia sẻ bản thân sẽ không ngừng cố gắng, mang đến nhiều phương thức tiếp cận mới mẻ hơn nữa, tối ưu hóa hiệu quả học tập môn Ngữ văn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ