Cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng nói gì?

GD&TĐ - Cô giáo Trần Thị Minh Châu đã nhận lỗi về mình nhưng chưa giải thích rõ nguyên nhân không giảng bài suốt 3 tháng.

Cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng nói gì?

Cô giáo không giảng bài suốt 3 tháng lên tiếng "Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi", cô giáo Trần Thị Minh Châu thừa nhận.

Liên quan việc nữ sinh Phạm Song Toàn (THPT Lâm Thới, Nhà Bè, TP.HCM) bật khóc khi nói về giáo viên dạy Toán không giảng bài suốt 3 tháng, cô Trần Thị Minh Châu - người bị phản ánh - đã lên tiếng xác nhận hành vi của mình.

"Tôi đã sai và không có gì để bàn cãi. Tôi cũng nói với học sinh là cô sai trước. "Tại sao cô làm vậy?", các em cũng hỏi nhưng tôi chỉ nói "cô không giải thích với em". Thực sự đến nay ngoài thầy hiệu trưởng, tôi cũng chưa nói với ai", cô giáo Châu nói với VTV.

Cô Châu cho biết nguyên nhân của việc không giảng bài là có một số khúc mắc từ việc xếp lớp học.

Sáng 29/3, tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã hội quý ba, khi được phóng viên đề cập vụ việc cô giáo lên lớp không giảng bài, ông Võ Văn Hoan, chánh Văn phòng UBND TP.HCM, cho hay UBND thành phố đã nắm được sự việc và sẽ chính thức có văn bản gửi sở GD&ĐT xem xét, xử lý theo đúng thẩm quyền. Nếu có vấn đề gì khó khăn hay vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo lãnh đạo thành phố.

Trước đó, trong chương trình gặp gỡ, đối thoại của lãnh đạo Sở GD&ĐT TP.HCM với học sinh trên địa bàn thành phố diễn ra sáng 23/3, nữ sinh Phạm Song Toàn lên tiếng về việc giáo viên dạy Toán của lớp em không hề giảng, không trò chuyện với học sinh, chỉ chép bài và giao bài tập. Hơn một học kỳ, lớp của Song Toàn tự học và không biết bày tỏ nỗi lòng với ai.

Trả lời Zing.vn, ông Trần Minh Bình, hiệu trưởng trường THPT Long Thới, TP.HCM xác nhận sự việc trên xảy ra tại trường. Cô giáo mà em Toàn phản ánh là giáo viên dạy Toán Trần Thị Minh Châu. Cô Châu chỉ ứng xử như trên với lớp 11A1. Các lớp khác do cô đứng lớp, hoạt động dạy và học vẫn diễn ra như bình thường.

Nhà trường đã tìm hiểu sự việc và khẳng định sẽ có hình thức kỷ luật tương xứng. Hiện Cô Châu đã nhận lỗi của mình và hứa với ban giám hiệu sẽ giảng bài bình thường và dần cải thiện không khí lớp học. Nhà trường sẽ theo dõi kết quả qua phản ánh của học sinh.

Theo Zing

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.