Có cùng một ngôn ngữ nhưng hệ thống GD đại học của Anh và Mỹ lại khác nhau nhiều đến thế

Từ thời gian học, học phí đến hoạt động thể thao, giáo dục đại học ở Anh và Mỹ có những điểm khác biệt rất lớn mà chúng ta thường không chú ý đến.

Có cùng một ngôn ngữ nhưng hệ thống GD đại học của Anh và Mỹ lại khác nhau nhiều đến thế

Điểm đến du học được nhiều học sinh trên thế giới mơ ước nhất, là 2 quốc gia có chung ngôn ngữ nhưng sự khác biệt về hệ thống giáo dục đại học ở Anh và Mỹ thì có thể kể thành một câu chuyện dài và dưới đây là những điều nổi bật nhất.

Có cùng một ngôn ngữ nhưng hệ thống giáo dục đại học của Anh và Mỹ lại khác nhau nhiều đến thế - Ảnh 1.
1. "University" và "College"

Ở Anh, nơi cung cấp chương trình giáo dục đại học được gọi là "University" trong khi người Mỹ gọi là "College".

Thế nhưng với người Anh thì từ "college" lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác - cao đẳng. Thông thường cao đẳng sẽ kéo dài khoảng 2 năm và là giai đoạn ở giữa sau khi học sinh kết thúc chương trình phổ thông và trước khi bước vào đại học. Còn đại học, hay còn được gọi một cách ngắn gọn là "uni" có nghĩa là chương trình đào tạo cử nhân.

2. Chương trình 3 năm và 4 năm

Sinh viên rất nhiều ngành học ở Anh chỉ cần theo đuổi chương trình học đại học 3 năm là có thể nhận bằng cử nhân trong khi chương trình đại học ở Mỹ phần lớn đều kéo dài 4 năm, theo tờ US News và World Report.

Thời gian học đại học ngắn hơn là một điều rất có lợi nhưng nhiều người lại cho rằng sinh viên sẽ bỏ lỡ nhiều điều thú vị và các trải nghiệm cao hơn của việc học đại học so với những người bạn trải qua chương trình 4 năm, như số đông sinh viên đến từ Mỹ.

Có cùng một ngôn ngữ nhưng hệ thống giáo dục đại học của Anh và Mỹ lại khác nhau nhiều đến thế - Ảnh 2.

Thế nhưng, rất nhiều sinh viên ở Anh đã lựa chọn "gap year" 1 năm trước khi bước vào đại học để đi du lịch và tìm kiếm đam mê của riêng mình. Đó sẽ là một năm của vô số những trải nghiệm tuyệt vời mà khi đã bắt đầu bước chân vào giảng đường, bạn sẽ khó có thể thu xếp được một quỹ thời gian để đi du lịch và trải nghiệm dài ngày. Cuối cùng, các sinh viên này vẫn nhận bằng cử nhân sau 4 năm từ khi tốt nghiệp phổ thông.

3. Câu chuyện chi phí

Tất cả mọi người đều nói rằng học đại học bên ngoài nước Mỹ sẽ tiết kiệm được hàng ngàn đô.

Nước Mỹ đã quá nổi tiếng với chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ nên nhiều sinh viên Mỹ lựa chọn du học sang các nước châu Âu. Ở Anh, xứ Wales và Bắc Ailen, sinh viên thường phải trả mức lần lượt trung bình là £9.250 (khoảng 245 triệu VND) , £9.000 (khoảng 239 triệu VND)và £4.030 (khoảng 107 triệu VND) mỗi năm để học đại học trong khi ở Mỹ, học phí trung bình hàng năm là hơn $34.000 (khoảng 700 triệu VND).

4. Hệ thống điểm GPA

GPA (thang điểm 4.0) là đặc trưng của giáo dục đại học ở Mỹ và hiện nay một số trường tại Anh cũng đang thử áp dụng khung chấm điển này.

Ở Anh, điểm số được đánh giá bằng phần trăm và mức điểm cao nhất là từ 70% trở lên.

Một du học sinh tại Anh chia sẻ, khi lần đầu cô nhận được bài kiểm tra với số 60% được ghi đỏ, cô đã rất sốc và cảm thấy vô cùng tội tệ với những gì đã làm vì cô cho rằng đó là một số điểm rất thấp. Nhưng sau đó, giáo sư đã cho cô biết đó là một số điểm cao theo khung chấm điểm của Anh.

5. Thể thao

Nghe có vẻ như Anh có nhiều ưu điểm hơn so với Mỹ về hệ thống giáo dục đại học như thời gian học ngắn hơn, học phí rẻ hơn? Vậy Mỹ có điểm gì khác biệt và vượt trội hơn so với Anh?

Có cùng một ngôn ngữ nhưng hệ thống giáo dục đại học của Anh và Mỹ lại khác nhau nhiều đến thế - Ảnh 3.

Đó chính là thể thao. Thể thao trong trường đại học ở Anh khó có thể so sánh được với Mỹ. Một vận động viên người Anh sẽ không cần phải đi học đại học để có thể phục vụ thi đấu một cách tốt nhất, còn một vận động viên người Mỹ sẽ không có cơ hội được tuyển dụng nếu không có các chứng chỉ về các môn thể thao trong trường đại học.

Các trường ở Anh đều có CLB thể thao nhưng khó có thể thu hút được khoảng 100.000 hay có các trận đấu diễn ra ở sân vận động chật kín sinh viên như cách mà môn bóng đá, bóng chày hay bóng bầu dục ở Mỹ đã làm.

Theo Kenh14.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian