Chia sẻ kinh nghiệm du học Pháp

Được các bạn học sinh, sinh viên nhận định là một trong những quốc gia đáng để du học nhất trong các nước thuộc khối EU, Pháp cung cấp nền tảng giáo dục vững chắc cùng những cơ hội việc làm tuyệt vời trước và sau khi tốt nghiệp cho học sinh, sinh viên. 

Chia sẻ kinh nghiệm du học Pháp

Cùng tìm hiểu thêm về nước Pháp và các chia sẻ kinh nghiệm du học Pháp của các bạn du học sinh Việt Nam nhé.

1. Chọn lựa trường học

Chắc chắn rồi, nếu không được chọn vào bất kì một trường Cao đẳng, Đại học nào của Pháp thì bạn sẽ không có cơ hội được cấp visa và học tập ngay khi đến Pháp.

Những bạn sinh viên chưa thành thạo tiếng Pháp có thể đăng kí học trường tiếng từ 6 tháng-1 năm để có được khả năng ngoại ngữ nhất định khi vào chương trình học chính thức. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn các con đường học Cao đẳng, Dự bị Đại học 1-2 năm trước khi học Đại học chính thức.

Ở Pháp Đại học cũng chia theo 2 dạng chính là công lập và tư nhân. Dạng công lập ở Pháp thường là các trường Đại học Tổng hợp vớt rất nhiều chuyên ngành khác nhau, cùng các chương trình học bổng hấp dẫn cho sinh viên quốc tế. Nếu có khả năng,

hãy cố gắng dành lấy một suất học bổng của chính phủ Pháp để có thể học tập tại các trường công lập hàng đầu của Pháp. Hơn nữa, chính phủ Pháp luôn hỗ trợ cho các trường công lập nên học phí khá thấp (500-700 Euro/năm).

Dạng đại học tư, học viện… ở Pháp cũng có khá nhiều và chất lượng đại học cũng rất tốt. Tuy vậy mức học phí của những trường này thường khá cao. Đôi khi lên tới 10,000 euro/năm cho mỗi học sinh.

Chương trình đạo tạo hệ Cử nhân ở Pháp là 3 năm, Thạc sĩ là 2 năm và Tiến sĩ là 3 năm, tính theo hệ Đại học của các trường công lập ở Pháp.

2. Chuẩn bị hồ sơ xin học

Nhiều bạn thường lơ là bước này khi nghĩ bản thân đã phải tự túc cho học phí thì sẽ được nhận học dễ dàng. Hồ sơ xin du học cũng giống như tấm vé cho bạn bước vào cánh cổng Đại học, hãy đảm bảo bạn đầu tư thật nghiêm túc, trình bày rõ ràng, xúc tích những quan điểm và dự định của bản thân trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp.

Bạn sẽ được phỏng vấn và làm việc với trường học bên Pháp thông qua Campus France. Đây là nơi không chỉ giúp tư vấn bạn chọn lựa trường học phù hợp, cách xin học bổng, lập hồ sơ… mà còn giúp bạn liên hệ với trường dễ dàng để hoàn thành các thủ tục cần thiết.

3. Chuẩn bị hành lý

Trước khi lên đường, luôn đảm bảo mang theo những gì cần thiết và tốt nhất. Pháp là đất nước có khí hậu ôn đới, ẩm ướt nhiều vào mùa đông và nhiệt độ cao vào mùa hè. Nên mang theo những loại quần áo cho các mùa là rất cần thiết.

Ngoài ra những chuẩn bị và thuốc men hoặc các thực phẩm khô của Việt Nam cũng cần bạn cân nhắc mang theo. Khi mới sang Pháp bạn chưa được cấp bảo hiểm y tế chính thức, do đó khi chưa quen với khí hậu và bị cảm lạnh thì sử dụng thuốc của riêng mình là cách tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất. 

Ẩm thực Pháp khi mới sang có lẽ cũng sẽ không phù hợp với bạn, nếu được hay mang theo mì tôm, gạo… để có thể tự lo chuyện ăn uống cho những ngày mới đến.

4. Thuê nhà

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ khi sang Pháp, bạn có thể đăng kí để ở tại Kí túc xá của trường hoặc tìm người thuê nhà cùng. Ngoài ra nước Pháp cũng cung cấp quỹ hỗ trợ CAF cho các gia đình khó khăn, sinh viên, sinh viên quốc tế. Khi có được chỗ ở cố định, bạn có thể làm hồ sơ xin trợ cấp CAF tương ứng tùy theo hoàn cảnh, điều kiện sinh sống…

5. Việc làm thêm

Du học sinh tại Pháp được phép làm thêm tối đa 40 giờ/tuần với rất nhiều công việc và mức lương khác nhau. Những công việc làm thêm được các bạn sinh viên chọn lựa nhiều nhất có thể kể đến như rửa chén, phục vụ, thu ngăn, chăm trẻ, chăm sóc y tế cộng đồng… giúp các bạn có được nguồn thu nhập hiệu quả, giảm thiểu học phí và chi phí sinh hoạt.

Tuy vậy hãy đảm bảo công việc làm thêm của bạn sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến việc học và sức khỏe. Nếu không thể phân phối thời gian học tập, bạn có thể làm các công việc tại các vùng lân cận vào các mùa hè, nghỉ giữa các kì… để không phải vừa học, vừa làm.

Làm thêm sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bạn nhưng hãy đảm bảo việc học tập của bạn cũng luôn ở thế cân bằng. Nếu bạn tập trung học để đạt điểm số cao, thì cũng có thể dành được các suất học bổng với các hỗ trợ lên đến 300-400 euro cho mỗi kì.

6. Tận dụng thẻ ưu đãi cho sinh viên

Bạn có biết chiếc thẻ sinh viên mà mỗi sinh viên nhận được khi học tại Pháp sẽ có rất nhiều hữu ích không? Thẻ sinh viên được xem như một chiếc thẻ vạn năng, giúp bạn được nhận các hỗ trợ, giảm giá, khuyến mãi… cho rất nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, tùy theo quy định ưu đãi của dịch vụ đó áp dụng cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xin làm một loại thẻ hỗ trợ các dịch vụ về di chuyển bằng đường sắt. Thẻ được chia làm nhiều loại theo các khoảng tuổi khác nhau như 12-25, 18-27, 12-30 và cấp bởi Công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF), giúp bạn nhận giảm giá lên tới 60% khi di chuyển bằng tàu của SNCF sang các vùng khác thuộc nước Pháp, hoặc thậm chí sang các nước khác trong khối EU. Thẻ sẽ có giá 50 euro khi xin và giá trị trong 1 năm nên hãy tận dụng khi đi du lịch, hoặc khi sang các vùng khác làm thêm nhé.

Rất nhiều kinh nghiệm du học Pháp của các bạn du học sinh đến từ Việt Nam đã được chia sẻ đến với bạn. Để biết thêm nhiều thông tin hơn về cuộc sống của du học sinh tại Pháp thì có thể làm quen, bàn luận trên các diễn đàn du học sinh để có thêm những kinh nghiệm quý báu nhé.

Theo Duhoc.online

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.