Chuyện thầy giáo 20 năm gắn bó với học sinh K’Dong trên đỉnh Đông Trường Sơn

GD&TĐ - Điểm trường Nóc Ông Ruộng (xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) có 3 phòng học dành cho 37 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Phụ trách 3 lớp, ngoài thầy Lưu Văn Hóa còn có 2 cô giáo trẻ.

Chuyện thầy giáo 20 năm gắn bó với học sinh K’Dong trên đỉnh Đông Trường Sơn


 

Con đường đến trường của học sinh người K’Dong ở điểm trường Nóc Ông Ruộng của trường Tiểu học Trà Vân vốn đã khó đi, càng trở nên nguy hiểm sau mỗi trận mưa.

Vì thế, cứ mỗi khi rảnh, không đứng lớp là thầy Hóa lại vác cuốc xuống sửa lại những đoạn đường nguy hiểm, trơn trượt để đảm bảo an toàn hơn cho các em học sinh.

Nằm cheo leo trên đỉnh Đông Trường Sơn, Nóc ông Ruộng là nơi sinh sống của 72 hộ dân người K’Dong ở thôn 3, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Thầy Lưu Văn Hóa "mở đường" cho các em học sinh đến trường.

 Con đường đến điểm trường Nóc Ông Ruộng.

Cuộc sống của những người K’Dong ở đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nên các thầy cô cũng chịu chung nỗi vất vả: Không điện lưới, không nước sạch, không trạm y tế và chẳng có chợ để mua sắm thức ăn.

Điểm trường Nóc Ông Ruộng có 3 phòng học dành cho 37 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3. Phụ trách 3 lớp, ngoài thầy Lưu Văn Hóa còn có 2 cô giáo trẻ.

Cả điểm trường lẻ chỉ có duy nhất phòng công vụ nên cả 2 cô giáo và thầy Hóa phải ở chung, chỉ ngăn cách nhau bằng... một tấm rido mỏng.

/Uploaded/cuong/2018-11-24/vlcsnap2018112014h58m09s73015427009368601656398437_GRVJ.png

Điểm trường Nóc Ông Ruộng.

/Uploaded/cuong/2018-11-24/vlcsnap2018112014h57m26s9291542700936858275159499_AFQF.png

Các em học sinh dân tộc K"Dong.

Dẫu được các đồng nghiệp coi như người anh cả trong gia đình, nhưng việc sống chung trong một phòng với các cô giáo, đôi khi không khỏi khiến thầy có đôi chút chạnh lòng.

"Ngồi đó nghe câu chuyện của các cô, tôi cũng buồn. Những lúc đó, tôi lánh đi như đi dạo, trồng hoa, trồng rau..." - thầy Hóa chia sẻ.

Điểm trường chỉ có một nhà công vụ nên các thầy cô không tránh khỏi những lúc bất tiện, chạnh lòng.

Năm nay đã 53 tuổi, thầy Lưu Văn Hóa gắn bó với giáo dục hơn 20 năm. Là con út trong gia đình, các anh chị đều đã lên ông, lên bà, nhưng bản thân thầy Hóa lại chưa tìm được hạnh phúc riêng.

Ba mẹ đều đã mất nên giờ đây thầy chỉ còn niềm vui là các học sinh nhỏ ở đỉnh Trà Vân.

Dẫu còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, dẫu phải vượt qua nhiều trăn trở đời thường, nhưng thầy Hóa cũng như những giáo viên khác ở Trà Vân đều rất tâm huyết với nghề và hết lòng cống hiến cho giáo dục vùng cao.

Theo Clip: VTV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ