Chuyện sống còn ở trường chuyên

Chuyện sống còn ở trường chuyên

(GD&TĐ) - Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ GV thường xuyên hàng năm thì công tác bồi dưỡng GV cốt cán trong các trường THPT chuyên càng đòi hỏi phải được chú trọng. Bởi chính lực lượng này sẽ làm đòn bẩy nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường chuyên hiện nay.

Gánh vác trách nhiệm đào tạo nhân tài

“Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo và xây dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc.”

Chủ trương này đã được xác định trong Quyết định số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ  về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020. Tại các nước tiên tiến vấn đề đào tạo đội ngũ GV có phẩn chất năng lực luôn được các nước đầu tư.

Các nước như Thụy Điển, Mỹ, Anh đã xây dựng thành công đội ngũ giáo viên cốt cán từ những GV giỏi, tài năng, xuất sắc. Mạng lưới giáo viên cốt cán đã góp phần tạo nên chất lượng giáo dục cao ở Phần Lan hiện nay. Giáo viên xuất sắc ở Anh được xác định là những GV có chiều sâu, chiều rộng về các kinh nghiệm, có kỹ năng sư phạm, tư vấn và các kỹ năng giáo dục một cách xuất sắc. Họ là những mẫu hình sư phạm cho các GV khác và là người tạo nên thành tích học tập của HS.

Tại Việt Nam mạng lưới trường THPT Chuyên đã được phủ khắp trên các tỉnh thành và chất lượng GD học sinh mũi nhọn đã được đánh giá có nhiều triển vọng. Làm nên kết quả của các em không thể thiếu vắng công sức của các thầy cô. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, việc phát triển đội ngũ GV cốt cán cho ngành, đặc biệt cho các trường chuyên là hết sức cấp thiết.

Đội ngũ GV cốt cán luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần quyết định sự phát triển của một nhà trường, bởi lẽ chính họ là đầu tầu tham gia tổ chức thực hiện có hiệu quả các khâu của quá trình dạy học, giáo dục và phát triển chuyên môn, phát triển nhà trường.

Với những yêu cầu của của mục đích đào tạo HS chuyên thi GV cốt cán trong hệ thống các trường chuyên phải là những GV có chuẩn năng lực nghề nghiệp đạt mức độ cao, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, là lực lượng nòng cốt cho việc giảng dạy bộ môn, có khả năng tổ chức hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học ở các mức độ khác nhau, đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao hiệu quả dạy học của một nhà trường và hệ thống các trường chuyên.

Họ phải là những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nghiệm trong hành động, vận dụng tốt khoa học giáo dục hiện đại, nắm bắt và xử lý nhanh chóng thông tin, nhạy cảm với cái mới, có năng lực cao trong tổ chức thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học. Họ phải là những người có kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng giao tiếp, chinh phục tập hợp, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các giáo viên khác.

Việc phát triển đội ngũ GV cốt cán chính là góp phần đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các trường chuyên, đồng thời tạo nguồn phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phổ thông và ngành giáo dục và đào tạo trong tương lai.

Các sinh viên tài năng trường ĐHSP được nâng cao năng lực NCKH
Các sinh viên tài năng trường ĐHSP được nâng cao năng lực NCKH
 

Vẫn còn đó những chi phối

Đánh giá một cách tổng thể thì đội ngũ GV cốt cán trong các trường chuyên của chúng ta hiện còn bất cập về số lượng, cơ cấu, năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn và chưa thật đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhà trường trong giai đoạn mới. Ở nhiều trường chuyên tại các địa phương vẫn có hiện tượng những GV giữ vai trò cốt cán vì họ có thâm niên công tác cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng khả năng tiếng Anh, tin học và khả năng tiếp cận cập nhật cái mới còn hạn chế.

Chính sự bất cập này nên họ khó có thể được quy hoạch để đào tạo thành người đóng vai trò đầu đàn, đảm nhiệm những vai trò quan trọng của một giáo viên cốt cán.  Mặt khác các GV trẻ dù được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và có trình độ tiếng Anh, tin học khá nhưng chưa có những kinh nghiệm chuyên môn sư phạm của các GV đầu đàn vì vậy vẫn có những lỗ hổng đáng tiếc.

Cô giáo Phạm Thị Ngân (Trường Chuyên Hà Nam) thừa nhận: Lực lượng đội ngũ GV cốt cán trong các trường chuyên vẫn bị chi phối bởi công việc giảng dạy quá tải. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tự nâng cao nghiệp vụ chưa thật sự có hiệu quả. Nhiều GV trẻ thường thiếu kinh nghiệm chưa thực sự được nhận sự trợ giúp nhiệt tình của các GV đi trước. Các hoạt động NCKH giáo dục, sáng kiến cải tiến chưa được đẩy mạnh; Các GV cốt cán chưa thể hiện được vai trò đi đầu của mình.

Kế hoạch chuẩn bị và đào tạo dài hơi

Để xây dựng, phát triển mạng lưới đội ngũ GV cốt cán trong các trường chuyên trước hết cần thay đổi về nhận thức vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển đội ngũ này trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn nhấn mạnh: Chúng ta cần phải xác định rõ các tiêu chí chung về phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, khả năng quản lý… từ đó có cơ sở quy hoạch, phát triển đội ngũ GV cốt cán cho các trường chuyên trong việc lựa chọn xây dựng mạng lưới. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng GV cần từng bước đưa vào chương trình đào tạo một số môn, học phần về KHGD hiện đại mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng. Đặc biệt cần làm tốt công tác định hướng cho SV tích cực học tập rèn luyện.

Bên cạnh đó cần phát hiện những SV có năng khiếu chuyên môn và quản lý để có kế hoạch bồi dưỡng nhằm phát triển các phẩm chất trí tuệ năng lực hoạt động xã hội và các phẩm chất của người GV cốt cán sau này.

Đối với các địa phương và các trường THPT chuyên thì cần quan tâm tới việc phát hiện, bồi dưỡng và bố trí nhiệm vụ để những GV nổi trội về phẩm chất, năng lực tiếp cận với công tác quản lý chuyên môn. Việc phát hiện các GV cốt cán có thể thông qua dự giờ, hội giảng và dựa vào các sản phẩm dạy học, NCKH của GV.

Trên cơ sở nguồn GV cốt cán đã được phát hiện, các trường chuyên cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho họ những năng lực cần thiết như kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng NCKH, kiến thức quản lý… Việc bồi dưỡng nhằm phát triển đội ngũ GV cốt cán cần thực hiện theo mục tiêu gần và mục tiêu xa, bảo đảm kế thừa giữa các thế hệ GV trong tổ bộ môn và trong nhà trường.

Song song với đó phải đặt ra cho các GV cốt cán này nhiệm vụ  dìu dắt những GV mới ra trường và những người còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cần tổ chức các hoạt động giao lưu để các GV cốt cán ở các đơn vị học hỏi và cùng trao đổi kinh nghiệm.

“Công tác đào tạo trong các trường sư phạm phải được đẩy mạnh để các SV khi ra trường phải có những năng lực cơ bản kèm theo đó là năng lực tự học. Các trường sư phạm cũng nên có các chuyên đề bồi dưỡng riêng cho những SV xuất sắc để hy vọng sau này họ sẽ là những GV trường chuyên, GV cốt cán. Bên cạnh đó, vấn đề tuyển chọn GV cho các trường chuyên, vấn đề bồi dưỡng để phát triển đội ngũ GV cốt cán và việc sử dụng, phát huy chất xám của đội ngũ này cũng cần phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa.”

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển

Thu Trà

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.