Chuyên gia y tế khuyên cách giảm tác hại của rượu bia ngày Tết

GD&TĐ - Chuyên gia y tế khuyên rằng, cách tốt nhất để giảm tác hại của rượu bia là hạn chế uống. Tuy nhiên, trong trường hợp ngày Tết phải nâng ly thì cần lưu ý những điều dưới đây để giảm bớt tác hại của bia rượu.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong dịp Tết nguyên đán, việc làm sao để hạn chế đối đa tác hại của rượu bia là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu.

Thông tin trên báo chí, TS.BS Đoàn Tiến Mỹ, Trưởng khoa ngoại - gan - mật - tụy Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, rượu được chưng cất từ ngũ cốc mà thành phần chính là ethanol, nước và tạp chất. Rượu là thức uống thường được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, gần như vô hại nếu mọi người sử dụng đúng và đủ.

Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày, nhiều người đã dùng rượu không đúng cách, hay nói cách khác là dùng quá nhiều nên đã ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lạm dụng rượu, uống quá nhiều rượu có thể sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như tim mạch, dạ dày, gan, tụy, khớp, xương, cơ bắp, tình dục và sức khỏe sinh sản, hệ thống miễn dịch, sức khỏe tâm thần...

Đối với gan, uống rượu nhiều dễ dẫn đến ngộ độc, nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan, suy gan. Còn với tụy, sẽ làm cho tụy bị viêm tụy cấp, viêm tụy mãn, nang tụy, tụy mỡ, sỏi tụy...

Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, nên ăn một chút thực phẩm giúp cồn không bị hấp thụ nhanh, đồng thời làm giảm acetaldehyde.

Ăn thực phẩm rán, chiên có thể giúp bề mặt dạ dày và ruột được “tráng” một lớp dầu, nhằm giảm lượng cồn hấp thu vào máu qua niêm mạc.

Ngoài ra, ăn lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt cũng có ích trong việc giảm tác dụng của rượu bia.

Chất albumin của lòng trắng trứng sẽ làm kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu vào máu, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xung huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.

Bác sĩ khuyên rằng, trước khi uống rượu bia, nên uống một ly sữa, ăn một chút trái cây hoặc uống một muỗng canh dầu ô liu.

Khi uống rượu cần kiểm soát lượng rượu bia uống vào ở mức nguy cơ thấp nhất có thể trong một lần uống; Chọn loại rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng;

Sau khi uống, không nên tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các hoạt động ở nơi nguy hiểm, không an toàn do nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương..., không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia dù uống rất ít;

Không uống rượu lúc đói sẽ kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Vì thế, trước khi uống rượu bia nên uống nước lọc, nước hoa quả, nước súp, nước canh, đặc biệt nên ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn có trong rượu;

Không uống nhiều rượu bia trong một ngày, kể cả uống mỗi nơi một ít, uống rải rác trong ngày. Khi uống rượu bia xong nên uống cốc nước lọc, ăn chút tinh bột, chất đạm sẽ làm quá trình hấp thu của rượu chậm lại. Người uống rượu bia sẽ đỡ say hơn, có thể ăn thêm hoa quả như bưởi, cam giúp kìm hãm quá trình hấp thu rượu bia vào cơ thể;

Không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc, phụ nữ mang thai, cho con bú, người có tình trạng bệnh lý mà rượu bia có thể làm cho bệnh tình nặng lên;

Khi đã uống rượu bia thì không tham gia các hoạt động bên ngoài hoặc ở những khu vực nguy hiểm, không đảm bảo an toàn vì các nguy cơ té ngã, va chạm, chấn thương... Trong đó, người uống rượu bia tuyệt đối không tham gia giao thông dưới bất kỳ hình thức nào;

Chỉ sử dụng rượu bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải đảm bảo chất lượng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.