Chuyên gia: Sức mạnh trên biển của Mỹ vẫn áp đảo Trung Quốc

GD&TĐ - Ưu thế của Hải quân Mỹ so với Trung Quốc vẫn còn rất lớn, bất chấp bước phát triển thần tốc gần đây của Bắc Kinh.

Chuyên gia: Sức mạnh trên biển của Mỹ vẫn áp đảo Trung Quốc

Nhà phân tích quân sự người Australia - ông Greg Austin viết trên trang web Asia Times của Canada rằng nước này đã chuẩn bị một chương trình tái vũ trang tốn kém vì lo ngại mối đe dọa từ một số nước, tuy vậy những lo ngại này có thể là không cần thiết.

"Sự thật là Hải quân Mỹ cùng với hải quân các nước đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, vẫn mạnh hơn hạm đội Trung Quốc trong tương lai", tác giả bài phân tích tin tưởng.

Theo thống kê, Hải quân Mỹ hiện có 9.000 bệ phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình tầm xa, so với 1.000 của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Chuyên gia này nhấn mạnh, người dân Australia không nên quá sợ PLAN, đặc biệt khi xét đến ưu thế vượt trội của Mỹ trong "thời đại tên lửa".

"Mỹ có thể nhanh chóng tiến hành các cuộc tấn công tên lửa hành trình với cường độ mạnh nhằm vào các căn cứ hải quân và nhiều mục tiêu khác của đối phương".

"Ví dụ ngay cả trong kịch bản cấp bách nhất, Hải quân Mỹ có thể phóng hơn 1.000 tên lửa hành trình vào lục địa chỉ trong vài ngày", vị chuyên gia nhận xét.

Hải quân Trung Quốc bị nhận xét chưa thể đối đầu trực diện với Mỹ.

Hải quân Trung Quốc bị nhận xét chưa thể đối đầu trực diện với Mỹ.

Tổ chức tư vấn CSIS có trụ sở tại Mỹ ước tính nếu nổ ra xung đột, Mỹ sẵn sàng phóng hơn 5.000 tên lửa chống hạm trong vòng 3 - 4 tuần đầu tiên.

Nhà phân tích coi ưu thế của Mỹ là hiển nhiên. Đặc biệt, liên quan đến tàu ngầm, Trung Quốc chỉ đang trên đường đạt được sự cân bằng trên mặt nước với Hoa Kỳ.

Chuyên gia Greg Austin kết luận: "Lợi thế của Hải quân Mỹ trước Trung Quốc có thể sẽ kéo dài ít nhất trong thập kỷ tới, và có thể còn lâu hơn".

Sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ trong năm 2023.

Theo Asia Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tăng thực hành giúp học viên nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng.

Đào tạo nghề song song học văn hóa: Hướng đi mới

GD&TĐ - Trong bối cảnh nhiều sinh viên đại học tốt nghiệp vẫn loay hoay tìm việc, thì hàng trăm thanh niên dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk lại tìm được hướng đi rõ ràng từ sớm nhờ học nghề kết hợp học văn hóa.

Minh họa/INT

Vai trò của đọc hiểu

GD&TĐ - Đọc hiểu giữ vai trò trung tâm, là chiếc cầu nối giúp học sinh tiếp cận, giải mã và cảm nhận sâu sắc các giá trị tư tưởng, nghệ thuật của văn bản.