Hàn Quốc phát triển robot phi công có thể lái bất kỳ máy bay nào

GD&TĐ - Công nghệ trí thông minh nhân tạo đang được ứng dụng mạnh mẽ trong cả ngành hàng không.

Hàn Quốc phát triển robot phi công có thể lái bất kỳ máy bay nào

Các kỹ sư và nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc đang phát triển một loại robot hình người, ứng dụng trí thông minh nhân tạo, có thể lái bất kỳ loại máy bay nào mà không cần phải thích nghi với buồng lái.

"Pibot là một robot hình người có thể lái máy bay giống như con người bằng cách điều khiển các tín hiệu từ buồng lái", ông David Shim - Phó Giáo sư kỹ thuật điện tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc giải thích.

Theo nhà khoa học, cỗ máy nói trên có thể điều khiển chính xác các ngón tay và bàn tay bằng công nghệ điều khiển độ chính xác cao và vận hành khéo léo nhiều dụng cụ, phím bấm của máy bay, ngay cả khi chiếc phi cơ gặp rung động mạnh.

Đồng thời nhà khoa học nói trên nhấn mạnh rằng Pibot cũng có thể ghi nhớ các hướng dẫn phức tạp được đưa ra bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và áp dụng chúng cho đa dạng các chủng loại các máy bay.

Minh họa robot phi công Pibot do Hàn Quốc nghiên cứu phát triển.

Minh họa robot phi công Pibot do Hàn Quốc nghiên cứu phát triển.

"Con người có thể lái nhiều máy bay nhưng họ có thói quen và tính cách. Vì vậy khi cố gắng chuyển sang lái phi cơ loại khác, họ phải có được những bằng cấp thích hợp".

"Đôi khi điều đó không dễ dàng như vậy, vì thói quen của chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn bản thân. Vì vậy con người không thể đơn giản chuyển từ lái máy bay này sang máy bay khác".

"Với sự trợ giúp của robot, vấn đề này đã được giải quyết, Pibot có thể được huấn luyện về tất cả các cấu hình máy bay và đủ khả năng chuyển loại bằng cách chỉ cần nhấp vào từng loại phi cơ trong menu của nó, giống như trong trò chơi trên máy tính", ông David Shim cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn trên Euronews.

Nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc tuyên bố rằng dung lượng bộ nhớ của robot phi công nói trên đến mức nó có thể ghi nhớ tất cả các bản đồ dẫn đường hàng không trên khắp thế giới. Điều này là không thể đối với con người.

Không quân Mỹ thử nghiệm cho tiêm kích F-16 không chiến ở chế độ không người lái.

Theo Reporter

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.