Chuyên gia nói điều Mỹ sợ nhất với Abrams

GD&TĐ - Sau khi xe tăng Abrams xuất hiện trên chiến trường Ukraine, chúng sẽ đối diện nguy cơ bị Quân đội Nga bắt sống.

Chuyên gia nói điều Mỹ sợ nhất với Abrams

"Chính quyền Mỹ thích cung cấp cho các binh sĩ của Lực lượng vũ trang Ukraine những thiết bị quân sự lỗi thời, chủ yếu được sản xuất vào cuối thế kỷ trước".

Ý kiến này được chuyên gia quân sự Matthew Ho đưa ra, đồng thời giải thích rằng Washington lo ngại Quân đội Nga sẽ thu giữ được mẫu xe tăng mới nhất, để sau đó khai thác những công nghệ bí mật của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, nhà phân tích lưu ý rằng thực tế trên đã xảy ra với các tên lửa của tổ hợp pháo phản lực dẫn đường HIMARS - kết quả là Quân đội Nga đã có thể ngăn chặn phương thức dẫn đường thông qua GPS được sử dụng trong các quả đạn này.

Nhà phân tích cho biết thêm, bắt nguồn từ việc chính quyền Mỹ lo ngại vũ khí viện trợ cho Ukraine sẽ bị phía Nga thu giữ mà Lầu Năm Góc rất miễn cưỡng đồng ý bàn giao xe tăng Abrams cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Truyền thông quốc tế dự đoán 6 chiếc xe tăng Abrams đầu tiên trong số 31 chiếc mà chính quyền Mỹ đã hứa với Kyiv sẽ sớm đến Ukraine, chúng thuộc về phiên bản M1A1 cũ được sản xuất vào cuối thế kỷ trước.

Những xe tăng M1A1 Abrams đầu tiên sẽ tới Ukraine vào tháng 9/2023.

Những xe tăng M1A1 Abrams đầu tiên sẽ tới Ukraine vào tháng 9/2023.

Theo chuyên gia Matthew Ho, Mỹ không thể giao cho Ukraine những chiến xa M1A2 SEPv3 Abrams mới nhất vì lo ngại chúng sẽ trở thành "món quà" để Nga khai thác công nghệ, chẳng hạn như vỏ giáp và động cơ, đặc biệt khi binh sĩ Kyiv thường không chủ động phá hủy những phương tiện thiết giáp của họ khi buộc phải rút lui.

Nhưng ở chiều ngược lại, có một luồng ý kiến khác đó là Mỹ giao đợt đầu cho Ukraine các xe tăng M1A1 lấy từ kho dự trữ nhằm đáp ứng khẩn cấp yêu cầu chiến trường, phiên bản tối tân hơn của Abrams sẽ đến sau khi binh sĩ địa phương đã làm quen với phương tiện này.

Xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 Abrams của Mỹ hoạt động trên chiến trường Trung Đông.

Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh Trường Tiểu học Lê Đình Chinh (Hải Châu, Đà Nẵng) trang trí cho hoạt động Chúng em cùng chúc Tết. Ảnh: NTCC

Bài tập Tết truyền cảm hứng

GD&TĐ - Thay vì giao bài tập nặng về kiến thức trong dịp nghỉ Tết, nhiều thầy cô đã định hướng HS trải nghiệm phong tục Tết, biết quan tâm giúp đỡ gia đình.

Ảnh minh họa/ITN.

Tránh học tập thụ động với ChatGPT

GD&TĐ - Việc học sinh sử dụng ChatGPT để làm bài một cách thiếu động não, tư duy, bị trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, bị mất đi sự tự chủ là đáng lo ngại.