Điểm yếu lớn ngăn cản sản xuất hàng loạt máy bay huấn luyện Yak-152

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Động cơ vẫn là vướng mắc lớn trên máy bay huấn luyện Yak-152 của Nga, khi Moskva chưa thể thay thế hàng nhập khẩu.

Điểm yếu lớn ngăn cản sản xuất hàng loạt máy bay huấn luyện Yak-152

Nga đang thực hiện chương trình thay thế nhập khẩu đối với máy bay huấn luyện Yak-152, do động cơ của Đức cần được thay thế bằng sản phẩm nội địa.

Đồng thời như Yakovlev PJSC đã tuyên bố gần đây, nhà phát triển đang tìm kiếm một tổ chức có khả năng tạo ra "trái tim" mới cho Yak-152 ở trong nước.

"Bất chấp những nỗ lực thiết lập sản xuất tại các địa điểm trong đất Nga và loại bỏ một phần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, việc sản xuất động cơ cho Yak-152 vẫn là điểm yếu của dự án", ấn phẩm Analisi Difesa của Ý nói rõ.

Theo ghi nhận, nếu giải quyết được vấn đề này, Lực lượng Hàng Không Vũ trụ Nga sẽ nhận được một "lớp học trên không" mới, điều này hoàn hảo cho việc đào tạo phi công.

Theo thông báo, Yak-152 đã nhận được hệ thống điện tử hàng không hợp nhất với Yak-130 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấn luyện phi công thông qua việc sử dụng chung (theo giai đoạn) của hai loại máy bay.

Máy bay huấn luyện Yak-152 của Nga hiện chưa có động cơ phù hợp.

Máy bay huấn luyện Yak-152 của Nga hiện chưa có động cơ phù hợp.

Mặc dù vậy, hợp đồng được Bộ Quốc phòng Nga ký với công ty Irkut vào tháng 6/2015 về việc cung cấp khoảng 150 máy bay Yak-152 đến năm 2020 vẫn nằm trên giấy.

Những khó khăn của Yak-152 với động cơ thậm chí đã dẫn đến sự ra đời của một loại máy bay huấn luyện thay thế.

Chúng ta đang nói về chiếc UTS-800 do UZGA sản xuất, được giới thiệu vào năm 2021.

Nhưng ngay cả nó cũng sử dụng động cơ phản lực cánh quạt của nước ngoài, loại mà các nhà phát triển trong nước có kế hoạch thay thế bằng sản phẩm VK-800PS nội địa.

Nhưng cho tới thời điểm này, chỉ có phiên bản động cơ phản lực cánh quạt cơ bản của VK-800 mang ký hiệu VK-800S là đang được hoàn thiện, nhưng chứng nhận dự kiến ​​phải tới tháng 12 năm 2024 mới được cấp.

Như vậy, ít nhất cũng phải tới năm 2025 thì Không quân Nga mới có thể tiếp nhận những máy bay huấn luyện Yak-152 hay UTS-800, và đây còn là mốc thời gian tươi sáng nhất.

Máy bay huấn luyện Yakovlev Yak-152 ra mắt tại Triển lãm ArmyExpo 2019.

Theo Analisi Difesa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.