"Trong bối cảnh trên, Kazakhstan liệu có khả năng vượt qua hạm đội Nga ở khu vực này và vươn lên vị trí bá chủ nhờ vào đội tàu nhỏ của mình"?
Cách đặt câu hỏi như vậy được nêu trong bài viết của trung tâm phân tích Hoa Kỳ Jamestown Foundation, do tác giả Paul Goble trình bày.
Nếu đọc kỹ, có thể nhận ra rằng đây không chỉ là một câu hỏi nghịch lý mà đằng sau còn ẩn chứa một quan niệm nguy hiểm và sai lầm theo cách riêng.
Các lập luận được nêu trong bài phân tích có thể trình bày như sau. Đầu tiên là mực nước Biển Caspian đang dần suy giảm, điều này làm hạn chế khả năng sử dụng các tàu chiến có lượng giãn nước cao của Nga.
Ngoài ra do mực nước cạn dần nên kênh Volga-Don chỉ có thể hoạt động thậm chí chưa đầy 9 tháng một năm để chuyển tàu từ Biển Đen sang Biển Caspian. Bản thân Nga coi Hạm đội Caspian như là lực lượng dự bị cho cuộc chiến chống Ukraine và vai trò thứ hai là công cụ thống trị trong khu vực.
Đồng thời có ý kiến cho rằng ngay trong năm 2020, Kazakhstan đã nắm trong tay số lượng tàu lớn hơn Nga và xu hướng này dường như ngày càng gia tăng sau khi Nga chuyển một số lượng pháo và tàu đổ bộ từ Biển Caspian sang Biển Đen vào năm 2022 để tiến hành chiến sự chống lại Ukraine.
Giới phân tích cũng nhận xét giới lãnh đạo Điện Kremlin dường như nhìn thấy nguy cơ suy giảm mức độ hiện diện của họ ở Biển Caspian, chẳng hạn như ông Patrushev - Cựu Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang đã công khai nói đến.
Nhưng Nga hiện không đủ khả năng thay đổi tình thế, bởi vì tất cả nguồn lực đều dành cho chiến tranh. Đồng thời Kazakhstan đang cố gắng khẳng định vai trò ở Biển Caspian, ví dụ bằng cách tổ chức các cuộc tập trận hải quân ngày càng gần biên giới trên biển của Liên bang Nga ở khu vực này vào cuối năm 2024.
Tuy nhiên trong tình huống này cần nhấn mạnh một vài ý sau. Đầu tiên, thực sự không nên cho rằng Kazakhstan dường như có lợi thế hơn Nga về số lượng tàu, bởi ở đây số lượng khó chuyển thành chất lượng.
Dựa trên số liệu của Military Balance 2024, vào đầu năm ngoái, Kazakhstan có 14 tàu tuần tra với vũ khí hạng nhẹ thuộc Hải quân và 25 chiếc thuộc Lực lượng Phòng thủ bờ biển; chúng chỉ trang bị vũ khí hạng nhẹ, trong đó mạnh nhất chính là tên lửa chống tăng "Barrier-B".
Trong khi đó “nòng cốt” Hạm đội Caspian của Hải quân Nga là 2 tàu tuần tra thuộc Dự án 11661 Gepard, 3 tàu hộ tống tên lửa Dự án 21631 Buyan-M, cùng 2 chiếc Dự án 22800 Karakurt (cả 5 chiếc đều mang được tên lửa Kalirb), đi kèm 3 tàu pháo nhỏ thuộc Dự án 21630 Buyan.
Ngoài ra đội tàu Caspian của Hải quân Nga còn có thêm 10 tàu tuần tra và 8 tàu đổ bộ, ngay cả khi một số vẫn còn ở Biển Đen, tất cả những dữ liệu này không cho phép nói về sự vượt trội rõ ràng của hạm đội Kazakhstan so với Nga.
Bên cạnh đó, một câu hỏi hợp lý được đặt ra là liệu bản thân Kazakhstan có lợi ích chiến lược khi xung đột trực tiếp với Nga về phạm vi ảnh hưởng ở Biển Caspian hay không?
Tất cả những điều trên cho thấy có vẻ như một số nhà phân tích phương Tây vẫn tin vào quan niệm rằng sự xuống cấp của cỗ máy chiến tranh, cũng như sự suy giảm vị thế của Nga sẽ diễn ra một cách tự nhiên theo đúng nghĩa đen, nên dường như không cần phải nỗ lực thêm nữa.
Trên thực tế, đó là quan niệm sai lầm, bởi cho dù đã suy yếu rất nhiều nhưng phần còn lại của Nga vẫn mạnh hơn hẳn so với tất cả các quốc gia láng giềng cộng lại.