Chuyên gia đề xuất 5 nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực số

GD&TĐ - Chất lượng là vấn đề quan ngại trong phát triển nguồn nhân lực số nhằm tạo thuận lợi cho phát triển nền kinh tế số.

Sinh viên Trường ĐH Thương mại.
Sinh viên Trường ĐH Thương mại.

Ngày 7/5, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) tổ chức hội thảo quốc gia về kinh tế và thương mại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2023: Thành tựu, cơ hội và thách thức.

Tham luận về phát triển nguồn nhân lực số, TS Đinh Thị Hương - Trưởng Bộ môn Kinh tế nguồn nhân lực, Khoa Quản trị nhân lực (Trường ĐH Thương mại) trao đổi, một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững, cần dựa trên ba trục cơ bản là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng.

“Trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, vấn đề này được các nước trên thế giới rất quan tâm và coi trọng”- TS Đinh Thị Hương nhấn mạnh.

TS Đinh Thị Hương tham luận tại hội thảo.

TS Đinh Thị Hương tham luận tại hội thảo.

Viện dẫn số liệu của Tổng Cục thống kê, TS Đinh Thị Hương cho biết, tính đến cuối năm 2023, cả nước còn 38 triệu lao động chưa qua đào tạo. Con số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động.

Hiện, các nước châu Âu đặt mục tiêu số lượng nhân lực để chuyển đổi số đến năm 2030 là 5% dân số. Nếu Việt Nam đặt mục tiêu nhân lực công nghệ thông tin từ 2 - 3% dân số, thì nhân lực số chiếm khoảng 2 - 3 triệu người. Trong khi số sinh viên ra trường ngành công nghệ thông tin (gồm cao đẳng và đại học) ra trường hằng năm chỉ khoảng 60.000 - 70.000 người.

TS Đinh Thị Hương nhìn nhận, bối cảnh đặt ra cho nguồn nhân lực số với thách thức lớn nhất là chất lượng, khung năng lực số để nguồn lực có khả năng thích ứng và làm chủ công nghệ trong tiến trình chuyển đổi số của nền kinh tế.

Toàn cảnh hội thảo.

Toàn cảnh hội thảo.

Nhấn mạnh các giải pháp phát triển nguồn nhân lực số, TS Đinh Thị Hương đề xuất:

Thứ nhất, Nhà nước cần chú trọng ban hành các chính sách giúp phát triển nguồn nhân lực số.

Thứ hai, xây dựng các hành lang pháp lý tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực số.

Thứ ba, xây dựng các hệ thống chiến lược phát triển nguồn nhân lực số.

Thứ tư, huy động các nguồn lực đảm bảo cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực số.

Thứ năm, triển khai khung năng lực số nhằm phát triển chất lượng của nguồn nhân lực số trên thị trường lao động.

Trước đó, phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Hà Văn Sự - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại nhấn mạnh, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi số, hướng tới phát triển nền kinh tế số, đáp ứng xu thế phát triển trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển kinh tế số quốc gia, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. Qua đó, nhằm khuyến khích sự đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh.

PGS.TS Hà Văn Sự phát biểu đề dẫn hội thảo.

PGS.TS Hà Văn Sự phát biểu đề dẫn hội thảo.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn và thách thức liên quan tới đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý để bảo vệ lợi ích của doanh nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Chính vì vậy, Hội thảo đã tạo dựng diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp… nhằm góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế, thương mại ở các trường đại học, viện nghiên cứu.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện cả nước có xấp xỉ 1,2 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nhân lực tính từ cao đẳng trở lên chỉ khoảng 550.000 người. Trong cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực công nghệ thông tin trên tổng lao động của nền kinh tế Việt Nam đạt hơn 1%.

TS Đinh Thị Hương viện dẫn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.