Trường ĐH Thương mại tuyển hơn 4.900 chỉ tiêu với 38 chương trình đào tạo

GD&TĐ - Năm 2024, Trường ĐH Thương mại tuyển hơn 4.900 chỉ tiêu, với 38 chương trình đào tạo.

Sinh viên Trường ĐH Thương mại.
Sinh viên Trường ĐH Thương mại.

Trong đó 27 chương trình đào tạo chuẩn, 3 chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp và 8 chương trình đào tạo định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế (IPOP) bắt đầu tuyển sinh từ năm 2024.

8 chương trình đào tạo IPOP bao gồm: Quản trị kinh doanh (IPOP - Ngành Quản trị kinh doanh); Marketing thương mại (IPOP - Ngành Marketing); Kế toán tích hợp chứng chỉ quốc tế; Logistics và xuất nhập khẩu (IPOP - Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Thương mại quốc tế (IPOP - Ngành Kinh doanh quốc tế); Tài chính – Ngân hàng thương mại (IPOP - Ngành Tài chính – Ngân hàng); Quản trị nhân lực doanh nghiệp (IPOP - Ngành Quản trị nhân lực); Quản trị khách sạn (IPOP - Ngành Quản trị khách sạn).

Các chương trình IPOP có tính thực tiễn, tính toàn diện, đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sẽ trở thành chương trình được phụ huynh và học sinh quan tâm.

Trong chương trình này, các chuyên gia, nhà quản trị doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, trực tiếp đào tạo và hướng dẫn thực tế cho sinh viên; Sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng liên ngành trong lĩnh vực kinh doanh – quản lý, kiến thức mới về CMCN 4.0, chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh; được trang bị kiến thức chuyên sâu về ngành, chuyên ngành đào tạo, chú trọng vào thực nghiệp.

Do đó sinh viên có cơ hội việc làm phù hợp với lĩnh vực đào tạo ngay khi còn học ở giảng đường và sau khi tốt nghiệp.

Năm 2024, Trường ĐH Thương mại giữ ổn định các phương thức tuyển sinh đại học chính quy như năm 2023, có điều chỉnh kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi và tăng cơ hội xét tuyển cho thí sinh.

Các phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia; xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy; xét tuyển kết hợp.

Riêng phương thức xét tuyển kết hợp có: Mã phương thức xét tuyển 409 (xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; mã phương thức xét tuyển 410 (Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT); mã phương thức xét tuyển 500 (Xét tuyển kết hợp giải Học sinh giỏi với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024).

Bảng quy định điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế:

Loại chứng chỉ

Điểm

10

10

10

10

10

Ngành (chuyên ngành) được đăng ký xét tuyển

Hệ số quy đổi

1,2

1,1

1,0

0,9

0,8

Điểm quy đổi

12

11

10

9

8

- HSK

Cấp độ 6


Cấp độ 5


Cấp độ 4

Ngôn ngữ Trung Quốc (Tiếng Trung thương mại)

- TCF

Từ 600

550-599

500-549

450-499

400-449

Quản trị kinh doanh

(Tiếng Pháp thương mại)

- DELF

C2

C1


B2


- IELTS Academic

Từ 7.5

7.0

6.5

6.0

5.5

Tất cả các ngành

(chuyên ngành/chương trình)

- TOEFL iBT (không bao gồm bản Home edition)

Từ 90

83-89

74-82

63-73

50-62

- SAT

Từ 1401

1301 - 1400

1201 - 1300

1101-1200

1000-1100

- ACT

Từ 31

28-30

25-27

22-24

20-21

Bảng quy định điểm thưởng giải học sinh giỏi:

Giải HSG

Điểm thưởng

Ngành (chuyên ngành/chương trình) được đăng ký xét tuyển

5

3

2

1

Loại giải

- HSG cấp quốc gia

Giải KK





- HSG cấp tỉnh/ Thành phố


Giải Nhất

Giải Nhì

Giải Ba


Môn đạt giải






Toán/Vật lí/

Hóa học





Tất cả các ngành, trừ ngành Ngôn ngữ Anh

Tiếng Anh/Ngữ văn





Tất cả các ngành

Tiếng Pháp





Quản trị kinh doanh

(Tiếng Pháp thương mại)

Tiếng Trung Quốc





Ngôn ngữ Trung Quốc

(Tiếng Trung thương mại)

Tin học





+ Hệ thống thông tin quản lý (quản trị Hệ thống thông tin) – chương trình chuẩn và chương trình định hướng nghề nghiệp

+ Kinh tế số (Phân tích Kinh doanh trong môi trường số)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ