Chuyện điên rồ về trí tuệ nhân tạo

 GD&TĐ - Loại trí tuệ nhân tạo (A.I) có thể xử lý thông tin hình ảnh tương tự như bộ não của con người. A.I cũng sử dụng thông tin thu hoạch từ các người mẫu sống để sản xuất các clip.

Nét mặt nàng Mona Lisa (3 hình bên trái) cực kỳ sống động, nhưng vẫn mang nét đặc trưng của các nhân vật được lấy làm hình mẫu
Nét mặt nàng Mona Lisa (3 hình bên trái) cực kỳ sống động, nhưng vẫn mang nét đặc trưng của các nhân vật được lấy làm hình mẫu

Dựng clip sống động từ một hình ảnh duy nhất

Năm 2019, một video được phát hành trên YouTube, với các clip khác nhau về bức họa Mona Lisa nổi tiếng. Chỉ có điều, bức tranh có vẻ sống động một cách đáng lo ngại. Trong các clip này, người phụ nữ bí ẩn của danh họa Leonard de Vinci di chuyển đầu và nhìn xung quanh, đôi môi cô chuyển động trong cuộc trò chuyện im lặng.

Nàng Mona Lisa trong clip trông giống như một ngôi sao điện ảnh đang trả lời phỏng vấn hơn là một bức vẽ. Đây là ví dụ nguyên bản của một deepfake. Những sự sống này được tạo ra bởi các mạng lưới thần kinh trong nếp cuộn của não.

Loại A.I này xử lý thông tin hình ảnh tương tự như bộ não của con người. Phải mất nhiều công sức để “dạy” cho A.I sự phức tạp của khuôn mặt người để nó có thể biến một hình ảnh tĩnh thành một video.

Trước tiên, hệ thống phải tìm hiểu cách các đặc điểm trên khuôn mặt hoạt động, việc không hề dễ dàng. Theo giải thích của các nhà khoa học, hình ảnh 3 chiều của một cái đầu có đến hàng chục triệu thông số cần xử lý.

A.I cũng sử dụng thông tin thu hoạch từ 3 người mẫu sống để sản xuất các clip. Đây là lý do tại sao người ta có thể nhận ra người phụ nữ trong clip là Mona Lisa, nhưng mỗi người vẫn giữ lại nét từ các hình mẫu cá nhân.

Giấc mơ của A.I

Giấc ngủ cải thiện nhận thức và làm mới cơ thể. Cũng có bằng chứng cho thấy, giấc ngủ cho phép tế bào thần kinh loại bỏ những ký ức không cần thiết mà bộ não đã ghi nhớ trong ngày. Điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của bộ não và có thể đây cũng là lý do tại sao giấc ngủ giúp tăng cường nhận thức.

Năm 2019, các nhà khoa học đã lập trình khả năng ngủ cho ANN (mạng lưới thần kinh nhân tạo) có tên là mạng Hopfield. Lấy cảm hứng từ bộ não động vật có vú đang ngủ, ANN cũng “thức” khi đang trực tuyến và “ngủ” khi ngoại tuyến.

Tình trạng ngoại tuyến của ANN không có nghĩa là trí tuệ nhân tạo hoàn toàn bị tắt. Dựa theo các kiểu giấc ngủ của con người, các nhà lập trình tạo cho ANN cách ngủ đó tương tự như REM (giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh) và giấc ngủ sóng chậm. Pha ngủ REM được cho là khoảng thời gian để bộ não lưu trữ ký ức quan trọng, trong khi pha sóng chậm loại bỏ những thứ không cần thiết.

Điều đáng kinh ngạc là ANN cũng xuất hiện giấc mơ. Khi ngoại tuyến, nó “rong ruổi” qua mọi thứ nó học được ngày hôm đó và thức dậy với dung lượng bộ nhớ lớn hơn. Khi không được phép chợp mắt, ANN giống như một con người bị mất ngủ, khả năng học hỏi của nó bị giảm đáng kể. Khám phá này một ngày nào đó có thể khiến giấc ngủ trở thành bắt buộc đối với tất cả các hệ thống A.I.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.