Chụp được vụ nổ cực lớn trong vũ trụ

GD&TĐ - Vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ do một ngôi sao chết tạo ra đã được các nhà khoa học ghi lại chi tiết chưa từng có. 

Tia gamma phóng ra từ một vụ nổ của ngôi sao chết khổng lồ
Tia gamma phóng ra từ một vụ nổ của ngôi sao chết khổng lồ

Sự kiện trên được xem là một bước đột phá cho chúng ta bức ảnh rõ nét nhất về vụ nổ tia gamma vốn thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn học kể từ lần đầu tiên phát hiện ra nó vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước.

Những vụ nổ như vậy tỏa ra rất nhiều năng lượng, tuy chỉ diễn ra trong vài giây nhưng nó bằng với năng lượng mặt trời trong toàn bộ cuộc đời của mình là 10 tỉ năm. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể được nhìn thấy qua ống nhòm mặc dù nó xảy ra cách Trái đất 10 tỉ năm ánh sáng.

Một nhóm các chuyên gia quốc tế đã ghi lại được sự kiện ngắn ngủi chỉ diễn ra trong vòng vài mili giây cho tới khoảng 1 phút.

Một vụ nổ tia gamma (GRB) xảy ra khi một ngôi sao khổng lồ bị chết, sụp đổ thành một hố đen mới và phát nổ như một siêu tân tinh. Nó phóng ra những tia khí xuyên không gian với tốc độ của ánh sáng. Nhờ sự may mắn đáng kinh ngạc, các nhà khoa học đã nhận được một báo hiệu dưới dạng một tia sáng ngắn trước khi sự kiện chính diễn ra.

Những kính viễn vọng robot đã phá hiện ra vụ nổ trên vào tháng 6/2016 được gọi là GRB 160625B. Sự kiện này cho phép các nhà khoa học chứng kiến vụ nổ lớn, đứng thứ 2 sau Big Bang về kích cỡ và ghi được những dữ liệu về quá trình xảy ra.

Giáo sư Carole Mundell của Đại học Bath (Anh) là người tham gia nghiên cứu này, bà nói “Nó sáng đến nỗi bạn có thể nhìn bằng ống nhòm. Chúng thường xảy ra ngay lập tức, nhưng lần này chúng tôi có một tia sáng kéo dài một giây như một báo hiệu sớm. Sau đó nó dừng khoảng 100 giây, đủ cho chúng tôi định vị những chiếc kính viễn vọng. Điều này rất hiếm khi xảy ra, vụ nổ kéo dài hơn bình thường, tới vài phút và đây quả là rất may mắn”.

Từ trường được nghi ngờ là đóng vai trò chính trong các vụ nổ như trên nhưng rất khó chứng minh vì chúng cách Trái đất nhiều triệu năm ánh sáng và biến mất trong vài giây hoặc phút mà không bao giờ lặp lại.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ