Chụp được ảnh lỗ đen?

GD&TĐ - Các lỗ đen (black hole) là những cấu trúc thiên văn bí ẩn mà chúng ta không thể quan sát trực tiếp. Toàn bộ kiến thức của nhân loại về lỗ đen xuất phát từ các hiện tượng xảy ra ở khu vực gần chúng nhất. Tuy nhiên sắp tới đây, mọi thứ sẽ thay đổi nhờ dự án táo bạo mang tên Kính viễn vọng Chân trời sự kiện (EHT).  

Chụp được ảnh lỗ đen?

Từ lâu, các nhà khoa học đã muốn nhìn thấy lỗ đen, tuy nhiên cho đến nay điều này là bất khả thi. Hiện tại, chúng ta có trong tay công nghệ thích hợp, chính vì vậy mới có dự án EHT. Các nhà khoa học đã liên kết và đồng bộ hóa nhiều kính viễn vọng điện từ trên khắp thế giới, để thực hiện bức ảnh lỗ đen đầu tiên. Cụ thể là lỗ đen siêu nặng Sagittarius A (khối lượng gấp khoảng 4 tỷ lần khối lượng Mặt trời) ở trung tâm Dải Ngân hà, cách chúng ta khoảng 26.000 năm ánh sáng.

Các quan sát lỗ đen này bắt đầu từ ngày 4/4/2017 - 9/4/2017. Trong vòng mấy ngày này, các nhà khoa học đã thu nhận một lượng dữ liệu khổng lồ, ghi vào các đĩa cứng tại các trạm quan sát thiên văn. Giai đoạn tiếp theo của dự án là cung cấp các dữ liệu đó cho hệ thống máy tính của Đài Quan sát thiên văn MIT Haystack (Mỹ). Tại đây, dữ liệu bắt đầu được phân tích.

Việc tái tạo tất cả thông tin như vậy, trước hết đòi hỏi sự kiên nhẫn. Đầu tiên, các nhà khoa học tham gia dự án EHT nghĩ rằng, công việc chỉ kéo dài đến hết năm 2018. Trong thực tế việc xử lý dữ liệu vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, có một tin tốt lành là bức ảnh lỗ đen đầu tiên trong lịch sử có thể sẽ xuất hiện ngay trong năm 2019.

Theo thuyết tương đối rộng, chân trời sự kiện của lỗ đen sẽ “in bóng” xuống plasma xung quanh lỗ đen. Các nhà khoa học dự định chụp ảnh “cái bóng” đó. Dự án EHT cũng cho phép tính được khối lượng lỗ đen siêu nặng Sagittarius A.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

EU trên đường 'cai' khí đốt Nga

GD&TĐ - Kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra hơn 3 năm trước, khối EU đã thực hiện lộ trình 'cai dần' nguồn khí đốt Nga.